Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không? [Chuyên Gia giải đáp ]

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Một số độc giả đã gửi câu hỏi về cho các chuyên gia sức khoẻ của chúng tôi rằng “Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không? “. Đây là một thói quen ta có thể bắt gặp ở rất nhiều người. Hiện nay chưa có những nghiên cứu mang tính chính thức và đi sâu tìm hiểu về vấn đề này dựa trên các bằng chứng khoa học. Nhưng căn cứ vào chuyên môn thì vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

Tìm hiểu về hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Quá trình tiêu hóa được bắt đầu tại miệng. Khi thức ăn vào hoạt động đầu tiên của chúng ta đó là nhai. Lúc này các tuyến nước bọt cũng được kích thích để tiết ra các enzyme có tác dụng phân hủy thức ăn. Thức ăn tiếp tục đi chuyển trong đường tiêu hóa xuống đến dạ dày. Tại đây thức ăn sẽ được trộn với dịch vị có cả acid, nó tiếp tục tiêu hóa và phân cắt thành các mảnh nhỏ tạo ra một chất lỏng dạng đặc được gọi là chyme.

Tiếp theo các chyme này sẽ đi đến ruột non. Chúng lại được trộn với enzyme tiêu hóa tiết ra từ tuyến tụy cùng acid mật của gan. Các chất này sẽ phá tiếp cấu trúc thức ăn để tạo ra nguồn chất dinh dưỡng có thể hấp thụ vào máu. Một phần nhỏ chưa hấp thụ hết sẽ tiếp tục xuống đến ruột già để được hấp thụ nốt và tái hấp thu nước. Các chất dinh dưỡng vào máu sẽ theo hệ tuần hoàn đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Các chất cặn bã trong ruột già là sản phẩm bài tiết cuối cùng của quá trình tiêu hóa sẽ được đưa ra ngoài. Tùy loại thức ăn khác nhau mà quy trình tiêu hóa này có thể dài hoặc ngắn, thường mất khoảng từ 24-72 giờ đồng hồ.

Tóm lại đây chính là một quy trình tiêu hóa bình thường của một cơ thể khỏe mạnh.

Để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cần sự tham gia của nhiều cơ quan và các yếu tố bên ngoài
Để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cần sự tham gia của nhiều cơ quan và các yếu tố bên ngoài

Những giả thuyết về tác hại của việc vừa ăn cơm vừa uống nước

Nước là một phần quan trọng đối với cơ thể sống, chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể con người. Vai trò của nó có thể kể đến như điều hoà nhiệt độ, vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào, thải độc, chuyển hoá năng lượng, giúp các khớp linh hoạt, cấu thành lên nhiều cơ quan. Hàng ngày chúng ta bổ sung nước thông qua đường ăn uống. Nước cũng bị mất đi qua nhiều cách bài tiết như nước tiểu, mồ hôi,nước mắt…

Việc uống nước sao cho đúng cách rất quan trọng đối với một người. Rất nhiều người có thói quen là khi ăn cơm sẽ để bên cạnh một cốc nước lọc hay nước hoa quả, rượu vang để vừa ăn vừa có thể uống. Câu hỏi được đặt ra là liệu hành động đó có đem đến những tác hại nào hay không. Một số giải thuyết có hại được đưa ra chúng ta có thể tham khảo như sau:

Rượu, đồ uống tính acid ảnh hưởng tới tuyến nước bọt

Theo đó một số người có ý kiến cho rằng trong các đồ uống thường đi kèm với bữa ăn như rượu hay nước hoa quả sẽ có chất cồn hoặc tính acid. Các chất này tác động vào quá trình tiết nước bọt trong khoang miệng làm giảm tiết dẫn đến tình trạng khô nước bọt. Vì vậy mà sự tiêu hoá thức ăn sẽ kém hơn. Một đơn vị rượu có thể làm giảm lưu lượng nước bọt lên đến 10-15%. Nhưng điều này chỉ xảy ra với các loại rượu mạnh, còn rượu có nồng độ cồn thấp hay bia thì ít ảnh hưởng hơn. Ngược lại đồ uống có tính acid thì lại làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn. Trên thực tế thì hiện nay chưa có những nghiên cứu chính thức về ảnh hưởng của việc uống nước trong khi đang ăn cơm có khiến nước bọt tăng hay giảm tiết không. Khi dùng ở mức độ vừa phải sẽ không gây ra quá nhiều tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hoá hay hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Vừa ăn vừa uống có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết nước bọt trong khoang miệng
Vừa ăn vừa uống có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết nước bọt trong khoang miệng

Nước ảnh hưởng đến acid dạ dày và các enzyme tiêu hoá

Việc lo lắng đến những tác động xấu của việc vừa ăn cơm vừa uống nước khiến rất nhiều người dè chừng trong vấn đề này. Bởi họ nghĩ rằng khi bạn vừa ăn vừa uống nước sẽ đi vào trong dạ dày, từ đó khiến cho nồng độ acid cũng như các enzyme tiêu hoá bị loãng ra, không hoạt động hiệu quả như bình thường. Như vậy có nghĩa thức ăn sẽ khó được tiêu hoá hơn, cần thời gian gần hơn. Có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng. Tuy nghiên đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của một số người chứ hoàn toàn không có nghiên cứu nào chứng minh. Bởi vì theo các chuyên gia cơ thể chúng ta là một bộ máy hoàn chỉnh có thể tự điều chỉnh khi chịu tác động bên ngoài. Tức là cơ quan tiêu hoá lúc này sẽ điều chỉnh dịch tiết của nó theo bữa ăn, tăng tiết hoặc giảm tiết acid, enzyme tiêu hoá tuỳ theo loại thức ăn.

Ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hoá

Một giả thuyết thứ ba về tác hại của việc uống nước trong bữa ăn đó là chất lỏng khi vào dạ dày sẽ làm tăng tốc độ làm trống của cơ quan này. Nó được giải thích là do nước sẽ ngăn cản thời gian tiếp xúc của thức ăn với acid dạ dày, enzyme tiêu hoá làm cho tiêu hoá cũng gặp phải khó khăn. Thế nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh được điều này. Và cũng có những nghiên cứu khác đã cho thấy rằng mặc dù chất lỏng có thể đi qua hệ tiêu hoá cụ thể là đi qua dạ dày tốc độ nhanh hơn chất rắn mà không hề làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hoá của thức ăn.

Vậy vừa ăn cơm vừa uống nước có nên không

Nếu bạn nghe theo những giả thuyết trên và phân vân rằng Vừa ăn cơm vừa uống nước có tốt không thì điều đó là không cần thiết. Các quan điểm trên đều là sai lầm.

Phó giáo sư y khoa người Mỹ – ông Michael Picco cho biết ” Nước là dung môi quan trọng trong cơ thể, cần thiết cho một sức khoẻ tốt. Nước hay các chất lỏng khác giúp phân huỷ thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn ngừa táo bón”.

Hay như chuyên gia dinh dưỡng của Đại học California bà Debbie Fetter nhận đinh ” Không có nghiên cứu nào kết luận uống nước trong khi ăn là có hại mà trái lại, nước còn có khả năng ngăn ngừa đầy hơi và hỗ trợ tiêu hoá”.

Việc uống nước trong bữa ăn cũng không ảnh hưởng tới độ acid có trong dạ dày. Bởi nếu dạ dày gặp phải thức ăn khó tiêu hoá nó sẽ tạo ra càng nhiều acid cùng các enzyme tiêu hoá để hoạt động có hiệu quả hơn. Nước được ví như một chất bôi trơn trong hệ tiêu hoá giúp thức ăn di chuyển trong đường tiêu hoá dễ dàng, thuận lợi hơn.

Uống nước khi ăn cơm không gây hại, ngược lại giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hoá
Uống nước khi ăn cơm không gây hại, ngược lại giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hoá

 Hướng dẫn uống nước đúng cách

Bạn có thể nhịn ăn đến 3 tuần vẫn sống nhưng chỉ 3 ngày không có nước là cơ thể kiệt quệ không chống chọi lại được. Việc bổ sung nước là hoạt động sống diễn ra hằng ngày. Nhưng có nhiều người đến nay vẫn chưa biết uống nước như thế nào cho đúng cách và đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khoẻ của bản thân. Họ chủ quan chỉ nghĩ rằng khi nào khát thì uống, lúc đó thì uống cho đã. Còn mà bận việc quá không có thời gian uống thì có khi cả ngày không đụng đến ngụm nước nào. Điều này sẽ gây hại cho chúng ta. Uống nước đúng cách cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Uống nước trước bữa ăn một giờ

Việc uống nước trong bữa ăn đã được chúng ta giải thích rất rõ ở trên về tác hại hay lợi ích. Tại mục này chúng ta sẽ chỉ bàn đến việc uống nước thời điểm nào thì tốt. Theo đó chúng ta nên uống nước trước bữa ăn ít nhất một giờ. Bởi nếu bạn uống nhiều nước ngay sát gần bữa ăn sẽ khiến cho dạ dày bị lấp đầy, cảm giác no lưng lửng đó làm giảm cảm giác thèm ăn, mất đi sự ngon miệng. Khi uống trước một giờ nước sẽ mất trung bình khoảng 30 phút để di chuyển trong đường tiêu hoá, xuống dạ dày rồi xuống đến ruột. Như vậy bữa ăn sau đó sẽ không bị làm ảnh hưởng tới khẩu vị người ăn.

Hạn chế việc uống nước trước khi đi ngủ hay uống nước đêm

Không nên uống quá nhiều nước khi sát vời giờ đi ngủ. Bởi vì điều đó cũng có nghĩa là bạn rất dễ phải thức dậy đi tiểu đêm do bàng quang căng kích thích chúng ta phải tỉnh dậy để giải quyết nỗi buồn. Trường hợp này hay gặp nhất ở những người cao tuổi khi hệ bài tiết nước tiểu có sự suy giảm chức năng. Họ thường xuyên phải dậy giữa đêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, khó vào giấc sau đó. Sáng hôm sau cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.

Hay như một nghiên cứu của giáo sư người Nhật Bản thì uống nước trước khi đi ngủ hay thức dậy trong đêm uống thì nước lúc này dễ bị trộn với acid trong dạ dày  rồi đi vào khi quản. Không may hít dịch này vào phổi sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm phổi.

Buổi sáng đừng quên uống nước

Mọi người hãy tập một thói quen tốt đó là sáng dậy nên uống từ 1-3 cốc nước, nhất là nước ấm. Hành động này sẽ giúp bổ sung lượng nước đã mất trong một đêm ngủ, thúc đẩy hệ tuần hoàn hoạt động tích cực hơn, thải độc và cung cấp chất khoáng tự nhiên. Để có được một ngày mới tràn đầy năng lượng, hứng khởi, làm việc có hiệu quả hơn. Một cốc nước ấm còn giúp bạn nhuận giọng, có được giọng nói ấm hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh…

Sáng dậy chúng ta nên uống một cốc nước ấm để giúp cơ thể được sảng khoái, thoải mái bắt đầu ngày mới nhiều năng lượng
Sáng dậy chúng ta nên uống một cốc nước ấm để giúp cơ thể được sảng khoái, thoải mái bắt đầu ngày mới nhiều năng lượng

>>>Xem thêm

Uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày

Có thể bạn đã nghe đi nghe lại hoặc đọc được điều này trên các chuyên trang về sức khoẻ đó chính là mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước. Uống đủ nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, thuận lợi, da dẻ được cung cấp đủ nước cũng căng bóng, min màng hơn. Ngược lại thì thiếu nước bạn sẽ thấy mệt mỏi, khó mà học tập hay làm việc hiệu quả.

Vừa ăn cơm vừa uống nước không có tốt không? Nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hoá trong cơ thể khi bạn chỉ uống với một lượng vừa đủ. Nhưng có một đối tượng đặc biệt cần cẩn trọng khi vừa ăn vừa uống đó chính là người đang có hội chứng trào ngược dạ dày (GERD). Theo đó khi bị hội chứng này mà bạn uống nước trong bữa cơm sẽ làm tăng thể tích cho dạ dày, tăng áp lực lên thành dạ dày giống như khi chúng ta vừa ăn xong một bữa ăn lớn. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược acid, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó chịu vùng thượng vị. Bởi vậy chúng ta phải cân nhắc tình trạng sức khoẻ có phù hợp ha không trước khi thực hiện điều này.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi