Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ và Hướng Dẫn Chăm Sóc Hiệu Quả 

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Cúm A là một bệnh phổ biến ở trẻ em, liên quan đến đường hô hấp do vi rút gây nên. Bệnh có nhiều triệu chứng tương đồng với cảm lạnh như sốt, viêm họng, mệt mỏi điều này có thể gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và xử lý. Vì vậy, việc nhận biết triệu các triệu chứng cúm A ở trẻ để điều trị và chăm sóc hiệu quả là rất cần thiết. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Cúm A là bệnh gì?

Cúm A là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Bệnh này thường ảnh hưởng nhiều hơn đối với trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn.

Cúm A là bệnh gì? Ảnh hưởng nhiều tới đối tượng nào? 

Bệnh cúm A có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thống hô hấp ở trẻ nhỏ. Theo những số liệu ghi nhận từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khoảng 44% số ca nhập viện do cúm A là trẻ em dưới 5 tuổi. 

Triệu chứng cúm A ở trẻ em biểu hiện ra sao?

Cúm A là một bệnh về đường hô hấp nhưng cũng có các triệu chứng toàn thân. Khi bị cúm, các triệu chứng cúm A ở trẻ em thường gặp là hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ thể và sốt (có thể lên tới 39 độ C), bỏ ăn, đau họng… Một số trường hợp trẻ còn có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. 

Trẻ bị cúm A thường tự hồi phục trong vòng một tuần, nhưng sau đó có thể thấy mệt mỏi trong 3 đến 4 tuần.

Trẻ em nhiễm cúm A có nguy hiểm không? 

Trẻ dưới 5 tuổi, có bệnh mạn tính, hay vấn đề hô hấp như hen suyễn, viêm phổi dễ gặp biến chứng cúm A. Cùng tìm hiểu chi tiết xem trẻ nhiễm cúm A có nguy hiểm không qua các thông tin dưới đây

Trẻ em bị nhiễm cúm A có nguy hiểm không? 

  • Vi rút cúm A lan truyền nhanh qua hô hấp trong phạm vi 2m, tồn tại vài giờ trong không khí và vài phút trên tay. Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh, chúng còn sống được 48h trên các bề mặt cứng như bàn, ghế, đồ chơi.
  • Triệu chứng cúm A ở trẻ dễ nhầm lẫn, ban đầu giống cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, và đau họng nhẹ, hắt hơi,…. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, cúm A có các dấu hiệu rõ rệt hơn như sốt cao, nhức đầu, ho nặng, và mệt mỏi nghiêm trọng, cần sự chăm sóc và chú ý của cha mẹ.
  • Cúm A ở trẻ nhỏ nguy hiểm hơn cảm lạnh thông thường, gây ra biến chứng như nhiễm trùng tai và xoang, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy hô hấp, và đôi khi nhiễm trùng huyết. Nó còn làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như hen suyễn và bệnh tim.

Cách để ba mẹ chăm sóc trẻ bị cúm A 

Khi trẻ có triệu chứng cúm A, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc sau để hạn chế lây lan và hỗ trợ trẻ hồi phục:

  • Cách ly trẻ: Do cúm A lây lan dễ dàng, cần cho trẻ ở riêng và tránh dùng chung đồ với người khác.
  • Đeo khẩu trang: Sử dụng khẩu trang y tế để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp. Ba mẹ hãy sử dụng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế để bé dễ chịu và nâng cao hiệu quả ngăn ngừa lây lan tốt hơn.
  • Tránh nằm phòng lạnh: Để tránh ho, khô mũi, đau họng, không nên để trẻ nằm trong phòng quá lạnh. Phòng của trẻ nên thoáng mát và sạch sẽ.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo thấm hút mồ hôi, thoáng mát cho trẻ để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Dinh dưỡng và nghỉ ngơi đủ: Trẻ cần được nghỉ ngơi và thư giãn, đồng thời cha mẹ nên cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, vitamin, và protein.

Phòng ngừa cúm A cho trẻ ra sao?

Cúm A dễ lây từ người này sang người khác, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thay đổi hoặc khi trẻ tiếp xúc nhiều trong môi trường học đường. Hiểu biết và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc cúm A.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để phòng ngừa cúm A hiệu quả cho trẻ 

  • Tiêm phòng vắc-xin cúm cho trẻ định kỳ hàng năm.
  • Giáo dục trẻ về vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm cúm.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh cho trẻ.

Kết luận, bài viết đã cung cấp các thông tin về triệu chứng cúm A ở trẻ. Việc nhận thức đúng đắn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cúm A là rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em, nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh và phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm phòng định kỳ, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, cũng như chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ không chỉ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm cúm A mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của bệnh này. Mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ em, từ đó góp phần tạo nên một môi trường sống khỏe mạnh và an toàn cho tất cả mọi người.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi