Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Nên biết để phòng tránh

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Khó thở là như thế nào?

Khó thở được hiểu như là bị đói không khí hoặc hụt hơi (shortness of breath) là một triệu chứng về hô hấp khá phổ biến. Trung bình thì cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, cảm thấy mệt mỏi, tức ngực, việc hô hấp gặp khó khăn, hơi thở đứt quãng.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

Khó thở tuy không phải là bệnh nhưng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Dựa trên tần suất và một số triệu chứng kèm theo khi thấy xuất hiện triệu chứng khó thở, có thể dự đoán một số bệnh lý liên quan. Một số bệnh lý nguy hiểm mà xuất hiện triệu chứng khó thở như:

Các bệnh lý về tim mạch

Nếu triệu chứng khó thở kèm theo các dấu hiệu khác như tức ngực, đau thắt ngực thì nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch rất cao, đặc biệt là bệnh tim mạch vành làm ngăn chặn máu nuôi dưỡng tim. Tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Hen phế quản (hay gọi là hen suyễn)

Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng khó thở ra, kèm theo có tiếng rít hoặc khó thở khò khè và có đờm. Hen suyễn là bệnh mạn tính, các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc không tùy theo tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường như khói bụi, khói thuốc lá, nước tẩy rửa…hay khi thời tiết thay đổi triệu chứng khó thở, nặng ngực có thể trở lại. Người bệnh cần nhớ: Hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh.

Khó thở có thể là bệnh hen suyễn
Khó thở có thể là bệnh hen suyễn

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Là bệnh lý về hô hấp mạn tính không hồi phục. Bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở thường xuyên, đặc biệt là khi gắng sức, ảnh hưởng đến chất lượng đến chất lượng cuộc sống. Khó thở là một triệu chứng của bệnh lý trên. Vì vậy, khi gặp tình trạng khó thở kéo dài bạn hãy đến thăm khám các chuyên gia, bác sĩ để biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Viêm phế quản-phổi

Khó thở có thể kèm theo sốt cao, bệnh hay gặp nhiều ở trẻ em, người có sức đề kháng yếu hoặc là người cao tuổi có thể là biểu hiện của bệnh viê phổi.

Giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý khá phổ biến. Ngoài khó thở người bệnh thường ho nhiều, các đợt cấp thường có sốt và khạc đờm nhiều. Vì thế khi gặp tình trạng này bạn nên hết sức chú ý để thăm khám và xác định được tình trạng sức khỏe nhé.

Xơ gan cổ trướng

Những tưởng là bệnh lý không liên quan đến triệu chứng khó thở nhưng thực tế diễn tiến bệnh, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng khó thở bởi ở bệnh lý này, dịch trong ổ bụng nhiều ngăn cản di động của cơ hoành; hoặc bệnh suy tim giai đoạn cuối cũng làm cho gan ứ máu, to ra đẩy cơ hoành lên làm cản trở di động của cơ hoành, gây khó thở.

Mỡ máu, cao huyết áp

Khi bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp, người bệnh có cảm giác như mình không thở được, khó thở.

Cao huyết áp có thể gây khó thở
Cao huyết áp có thể gây khó thở

Trầm cảm, lo âu

Ngoài khó thở, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng dễ giật mình.

Cách trị khó thở

Một số các xử trí để giảm tình trạng khó thở:

Thở sâu 

Thở sâu bằng đường bụng đôi khi có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm tại nhà, bạn cần: nằm xuống, đặt hai tay lên bụng; hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí. Nín thở một vài giây rồi thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí.

Điều trị khó thở bằng cách thở sâu
Điều trị khó thở bằng cách thở sâu

Thở mím môi

Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. Nó giúp bạn nhanh chóng mở rộng đường thở để hít vào, thở ra dễ dàng và sâu hơn. Đồng thời kỹ thuật này cũng hỗ trợ loại bỏ những tác nhân, hay tình trạng không khí ứ cặn mắc kẹt trong phổi.

Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này bất kỳ khi nào cảm thấy khó thở, đặc biệt khi bạn làm những công việc khó nhọc như nâng, vác vật nặng, leo cầu thang. Bạn có thể thực hiện các bước sau: sau khi thư giãn, thả lỏng cơ vai và cổ thì đặt tay lên thành bụng rồi hít sâu bằng đường mũi 2 nhịp, cuối cùng là thở mím môi lại cho hơi thở từ từ thoát ra bằng kẽ môi.

Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước

Thả lỏng cơ thể khi đang ngồi trên ghế giúp thần trí và cả cơ thể được thư giãn, từ đó giúp bạn hít thở dễ dàng hơn rất nhiều. Để thực hiện tư thế này, ta cần: Ngồi trên ghế, lòng bàn chân đặt xuống sàn, ngực hơi chếch về phía trước một chút rồi đặt cùi chỏ lên đầu gối hoặc 2 tay giữ lấy cằm, trong khi đó phần vai và cổ luôn thả lỏng.

Hít hơi nước

Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự khó thở.Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần:Đổ đầy nước nóng vào bát, thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp, dùng khăn trùm qua đầu rồi thở sâu hít trong nước.

Sử dụng quạt

Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luồng không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở.Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra.

Sử dụng quát giúp hạn chế tình trạng khó thở
Sử dụng quát giúp hạn chế tình trạng khó thở

Uống cà phê

Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffein trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen suyễn. Tác dụng này có thể đủ để giúp họ dễ hít thở hơn. 

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe. Bằng việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, các chất gây dị ứng, nguồn ô nhiễm trong không khí là bạn có thể kiểm soát được chứng khó thở và giảm thiểu nguy cơ lên cơn hen nữa đấy.

Uống trà gừng

Một liệu pháp khác để giải tỏa hơi thở bị sức ép đường mũi, giống như phải thở bằng đường miệng chính là trà gừng. Gừng là một nguyên liệu làm lành ưu việt và dễ dàng tìm được ngay tại nhà. Gọt vỏ và cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi. Đậy nắp trong 10 phút, cho thêm chanh và mật ong vào và uống, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.Nếu tình trạng khó thở kéo dài kèm nhiều biến chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác.Nếu bạn được chẩn đoán hen suyễn, đừng quên mang theo bình xịt giãn phế quản mỗi ngày để hỗ trợ đường thở.

Uống trà gừng giúp điều trị khó thở
Uống trà gừng giúp điều trị khó thở

Để phòng tránh hiện tượng khó thở bạn cần tìm ra nguyên nhân và cố gắng giải quyết nó nếu có thể. Không hút thuốc, hoặc khám tư vấn cai thuốc lá bởi vì các bệnh lý phổ biến gây ra khó thở thường nhiều ở những người hút thuốc. Nếu bạn duy trì được cân nặng bình thường và tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ ít có nguy cơ bị khó thở.

Cách phòng tránh bệnh khó thở

Để giảm thiểu tình trạng khó thở hoặc là các bệnh lý có triệu chứng khó thở thì bạn hãy rèn luyện cho bản thân lối sống và các thói quen có lợi như:

Không hút thuốc lá

Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ đụng đến nó. Nếu đã hút thuốc nhiều năm, hãy lập tức cai thuốc lá ngay. Không bao giờ là quá muộn, sức khỏe phổi và tim của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài giờ sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng.

Không hút thuốc lá
Không hút thuốc lá

Hạn chế sinh hoạt trong môi trường môi trường và các hóa chất độc hại

Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp.

Khó thở là một triệu chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm, vậy nên nếu có gặp tình trạng này thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có những tư vấn phù hợp với tình trạng bệnh của bạn nhé!

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi