Thực đơn của mẹ bầu luôn là nỗi quan tâm của hầu hết mỗi gia đình. Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì có lẽ là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong thời gian này.
Mướp đắng có lẽ không phải là thực phẩm xa lạ với mỗi chúng ta. Trong mướp đắng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mẹ bầu có nên sử dụng loại thực phẩm này hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục:
Mướp đắng là gì?
Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu, bí, dưa. Quả có bên ngoài sần sùi, khi ăn có vị đắng – là loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng có chứa rất nhiều chất khác nhau có lợi cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, trong 100g mướp đắng có chứa:
- Lượng calo cung cấp cho cơ thể: 19
- Chất béo: 0,16g
- Natri: 316mg
- Carbohydrate: 4,35g
- Chất xơ: 2g
- Đường: 1,94g
- Chất đạm: 0,8g
- Chất béo không bão hòa đa: 0,08g
- Đường: 1,94g
- Vitamin A: 2,26%
- Vitamin C: 54,8%
- Canxi: 0,73%
- Sắt: 2,02%
Những hoạt chất có trong mướp đắng đều là những chất cần thiết cho hoạt động sống của chúng ta. Vì vậy việc bổ sung thêm mướp đắng trong thực đơn hằng ngày là điều cần thiết giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Lợi ích mướp đắng đem lại
Ông bà ta đã sử dụng mướp đắng trong nền ẩm thực Việt Nam từ lâu. Mướp đắng là loại quả chứa vô cùng nhiều vitamin và khoáng chất mà trong đó có các thành phần như canxi, kali, magie… Vậy mướp đắng đem lại những lợi ích gì cho cơ thể?
Mướp đắng giúp thanh nhiệt, giải độc
Trong đông y, mướp đắng có tính lạnh, vị đắng, có tác dụng vào tỳ vị tâm can. Mướp đắng có công dụng như: thanh nhiệt, giải độc, hay dùng trong các trường hợp sốt nóng mất nước, bệnh lỵ, bệnh về đường tiết niệu như: viêm cấp tính, sỏi đường tiết niệu,…
Bên cạnh đó mướp đắng còn hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, nhọt, đau mắt đỏ cấp tính, bệnh tiểu đường. Vì thế, mướp đắng khá là lành tính và sử dụng được hầu hết với các đối tượng và đem lại nhiều lợi ích.
Tác dụng diệt khuẩn
Theo tây y, mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn và virus, giúp chống lại các tế bào ung thư nên mướp đắng là thực phẩm hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.
Đặc biệt trong mướp đắng có rất nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120mg, cao hơn hẳn so với dâu tây và chanh. Mà vitamin C có công dụng làm tăng sức đề kháng rất tốt cho cơ thể, kháng viêm tốt, giúp phòng ngừa và ngăn chặn các tế bào ung thư…
Ngoài vitamin C, mướp đắng còn chứa nhiều kali giúp làm hạ huyết áp hay beta-carotene giúp mắt sáng hơn và còn phòng ngừa được ung thư nữa.
Chữa nóng ruột, vàng da do bệnh
Để giải thích cho tác dụng giải nhiệt thì theo tây y, mướp đắng (hay khổ qua) có chứa thành phần vị đắng đặc thù gây ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể.
Ngoài ra, mướp đắng khi chín kĩ, vẫn có vị đắng nhẹ, khi ấy được dùng nhiều để lợi gan mật, thanh giải huyết nhiệt. Những người có bệnh gan gây vàng da thì nên ăn thường xuyên, chữa được cho cả bệnh nóng ruột khiến cho bệnh nhân bị trĩ. Kể cả một số bệnh như đau dạ dày do nhiệt, kiết lỵ, tiêu chảy, nôn mửa,… cũng có thể sử dụng mướp đắng để chữa trị.
Hỗ trợ ngăn chặn ung thư
Tính đắng của mướp đắng được người Nhật phát hiện ra rằng có chứa nhiều acid amino, nhiều thức ăn có tính đắng thì đều chứa nhiều vitamin B17 – chất có khả năng tiêu diệt, ngăn chặn các tế bào ung thư, vậy nên người bệnh ung thư có thể dùng nhiều khổ qua để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Hỗ trợ làm giảm đường huyết
Theo như nghiên cứu, trong hạt của mướp đắng có chứa nhiều protein mà lại có chức năng tương tự như insulin nên chúng có thể làm hạ đường huyết. Như đã biết, insulin có tác dụng làm hạ đường huyết trong cơ thể vì khiến cho glucose trong máu chuyển thành năng lượng, đảm bảo lượng đường huyết ở trạng thái bình thường.
Đối với những bệnh nhân đường huyết cao hoàn toàn có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên để giúp ổn định đường huyết, từ đó có một sức khỏe ổn định, khỏe mạnh.
Ăn mướp đắng ảnh hưởng gì đến mẹ bầu?
Tuy mướp đắng là một loại quả có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng theo nhiều nguồn tin cho rằng, trong thời gian mang thai nếu các bà bầu ăn mướp đắng trong một thời gian dài thì có thể gây ra nhiều tác hại với các mẹ bầu và có thể bị sinh non. Vậy các mẹ hãy thử tham khảo những thông tin được đưa ra dưới đây nhé!
Bổ sung hàm lượng folate
Đây là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với thời gian mang thai của các mẹ, folate giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật của thai nhi ở ống thần kinh. Hàm lượng folate có trong mướp đắng chiếm khoảng 25% nhu cầu folate mỗi ngày mẹ bầu.
Trị chứng bệnh trĩ và táo bón
Các mẹ bầu vẫn luôn lo lắng khi mắc phải trĩ hay táo bón và làm thế nào để xử lí những triệu chứng ấy càng là những băn khoăn của các mẹ bầu. Lượng chất xơ có trong rau củ và ở đây là mướp đắng thì hoàn toàn đủ để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể các mẹ bầu, cũng giúp các mẹ bớt lo phần nào về hai loại bệnh này nhé.
Ngăn ngừa tiểu đường
Trong mướp đắng có chứa nhiều charatin- khoáng chất giúp phòng ngừa chứng tiểu đường rất hiệu quả.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trong thời gian thai kỳ, thể trạng của phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, rất dễ bị nhiều loại vi khuẩn có hại tấn công. Vitamin C có trong mướp đắng sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng nhanh khả năng chữa lành các vết thương của cơ thể.
Bên cạnh đó, vitamin C còn làm tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả, hàm lượng vitamin C có trong mướp đắng đáp ứng đến 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.
Gây co thắt tử cung
Tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng mướp đắng quá nhiều và thường xuyên. Nếu mẹ bầu sử dụng loại sản phẩm này thường xuyên sẽ gây co thắt tử cung và dẫn đến hiện tượng sảy thai.
Được biết đến là loại thực phẩm an toàn nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên bên cạnh lợi ích nó đem lại thì mẹ bầu nên hết sức chú ý về việc sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày.
Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng mướp đắng
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận do mướp đắng mang lại nhưng các mẹ bầu cũng nên lưu ý đến một số tác hại không ngờ đến để có thể cân nhắc cẩn thận trọng khi sử dụng loại quả này nhé!
Mẹ bầu thiếu canxi, mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên sử dụng
Trong mướp đắng có chứa rất nhiều acid oxalic – hợp chất khiến cho việc hấp thụ canxi của cơ thể bị cản trở. Vậy nên, những mẹ bầu nào có tiền sử bị thiếu canxi thì không nên sử dụng loại quả này.
Còn với những mẹ bầu bình thường thì cũng nên trần sơ qua nước sôi để có thể giảm bớt vị đắng hay chính là acid oxalic nhé.
Với người có đường tiêu hóa kém mà dùng duy trì trong thực đơn hàng ngày có thế gây hại đến dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, ợ nóng…
Có thể gây ngộ độc do trong mướp đắng có các thành phần gây độc cao như quinin, saponin glycosid… khiến xuất hiện một số các triệu chứng là nôn mửa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…
Bỏ hạt khi sử dụng
Do trong hạt có chứa vicine – chất gây nhức đầu, đau thắt bụng, nặng nề hơn với những mẹ bầu nhạy cảm dễ dẫn tới hôn mê. Vì thế khi sử dụng các mẹ nên loại bỏ hạt và chỉ sử dụng phần thịt mướp thôi nhé.
Không sử dụng chung với sườn heo và măng cụt
Khi dùng chung mướp đắng với măng cụt làm cơ thể khó chịu và mệt mỏi hơn và hoạt động tiêu hóa có ảnh hưởng. Còn khi dùng kết hợp với sườn heo chiên sẽ sinh ra một chất gây cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Không kết hợp mướp đắng với tôm
Do khi kết hợp chúng với nhau dễ tạo ra một chất độc hay gọi là thạch tín gây nguy hiểm rất lớn cho người dùng.
Ngoài các thành phần gây ngộ độc thì trong mướp đắng còn chứa nhiều thành phần có khả năng gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn đến hư thai hoặc kích thích tử cung dẫn đến sinh non ngoài ý muốn.
Để đảm bảo mướp đắng đem lại lợi ích chứ không phải tác hại cho mẹ bầu thì mẹ nên tránh kết hợp với những thực phẩm trên.
Lượng mướp đắng phù hợp cho mẹ bầu
Bên cạnh những lợi ích thì mướp đắng gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe mẹ bầu nếu không được sử dụng hợp lý và đúng liều lượng. Vậy bổ sung mướp đắng thế nào là hợp lý?
Giai đoạn đầu thai kỳ (3 tháng đầu): Đây là giai đoạn thai nhi chưa ổn định, là thời điểm rất dễ gây động thai. Và mướp đắng lại là một trong những chất khiến gây nên hiện tượng co thắt tử cung, dễ gây động thai. Vì thế trong giai đoạn này mẹ bầu không nên sử dụng mướp đắng vừa để bảo vệ sức khỏe của con và bảo vệ sức khỏe của mẹ.
3 tháng giữa thai kỳ: Ở giai đoạn này thai nhi bắt đầu dần ổn định hơn thì mẹ có thể bổ sung thêm mướp đắng vào thực đơn của mình. Tuy nhiên mẹ chỉ bên sử dụng 1 bữa/ tuần và sử dụng không quá 200g mướp đắng trong một bữa ăn. Nếu mẹ bổ sung quá nhiều dễ gây độc cho cơ thể như: chóng mặt, buồn nôn,…
Khi gặp phải hiện tượng này mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.
3 tháng cuối thai kỳ: Thời điểm này gần đến ngày sinh nở vì thế mẹ không nên sử dụng mướp đắng do mướp đắng làm co thắt tử cung sớm dễ làm sinh non. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
Mẹ bầu được ăn mướp đắng tuy nhiên nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng thực phẩm này để tránh rủi ro.
Gợi ý một số món từ mướp đắng ngon lạ cho mẹ bầu.
Bên cạnh những vị ngon lạ thì những món sau đây còn là những bài thuốc dân gian. Các mẹ có thể tham khảo nhé.
- Thịt nạc hầm mướp đắng củ cải: còn có thể dùng cho những mẹ đau rát họng, ho khan…
- Mứt khổ qua hoặc là khổ qua sấy cho các mẹ ăn bữa xế nữa.
- Canh mướp đắng nấu với chả cá thác lác.
- Gỏi khổ qua mực.
- Khổ qua xào trứng hẹ.
Mướp đắng là loại thực phẩm tốt, an toàn và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể tuy nhiên đối với mẹ bầu nên thật cẩn trọng khi sử dụng loại quả này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng rằng bài viết dưới đây có thể đem lại cho các mẹ những kiến thức cơ bản nhất về việc bổ sung loại thực phẩm này trong quá trình mang thai.