Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày càng nghiêm trong. Điều này đồng nghĩa với việc người già tăng lên và số người trong độ tuổi lao động giảm đi. Vậy tuổi thọ trung bình người Việt Nam có thay đổi như thế nào trong tình hình này? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam bao nhiêu?
Việt Nam là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình khá cao trên thế giới. Theo thống kê thì tuổi thọ trung bình của người Việt ở thời điểm hiện tại là hơn 73 tuổi. Trong đó, có hơn 12 triệu người Việt có độ tuổi từ 65 trở lên. Con số này được dự báo sẽ còn tăng cao trong tương lai. Điều này chứng tỏ nước ta đang bước vào giai đoạn dân số già.
Tình hình sức khỏe của người dân Việt Nam
Mặc dù tuổi thọ cao, nhưng tình hình sức khỏe của người Việt là một vấn đề đáng lo ngại. Khi tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 73 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh được khảo sát chỉ rơi vào khoảng 64 năm. Theo thống kế thì 96% số người có mang theo bệnh tật kép.
Các loại bệnh chủ yếu hay gặp ở người già có thể kể đến như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư. Hơn nữa, người già cũng thường xuyên gặp các vấn đề về nhận thức như lú lẫn, hay quên,…
Như vậy, trong tình hình tuổi thọ trung bình tăng, vấn đề y tế, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người già cũng cần phải chú trọng hơn. Do ảnh hưởng từ môi trường sống, những vấn đề sức khỏe của người gia có xu hướng ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
Những áp lực đặt ra từ vấn đề tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình tăng cao đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Thứ nhất, người già tăng cao tạo áp lực cho hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, người cao tuổi ở Việt Nam lại có sức khỏe yếu và đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật.
- Thứ hai, người cao tuổi ở nước ta có tỉ lệ cao sống ở nông thôn, không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp. giải quyết vấn đề thu nhập cho người già cũng là một thách thức lớn đối với nền kinh tế. Người già thu nhập thấp sẽ khiến tỉ lệ người nghèo và bất bình đẳng xã hội gia tăng.
- Thứ ba, tuổi thọ người dân tăng cao tạo áp lực cho hệ thống an sinh xã hội nói chung. Làm thế nào để đảm bảo đời sống cho người già là một vấn đề lớn.
Nâng cao tuổi thọ trung bình đi đôi với cải thiện chất lượng cuộc sống
Trong quan điểm của Đảng và nhà nước ta, tuổi thọ trung bình tăng đồng nghĩa với việc chúng ta cần đảm bảo sức khỏe của người già, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực tế, Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số già với số lượng người cao tuổi tăng cao, và sẽ còn tăng nhanh trong những năm tới. Tuy nhiên, tình hình kinh tế và an sinh xã hội của nước ta chưa đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu lớn này. .
Chính vì vậy, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi ở nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Việc này đặt ra yêu cầu nhà nước cần thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế để có tiềm lực đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
>> Xem thêm:
Tuổi thọ trung bình người Việt Nam có xu hướng gia tăng là một dấu hiện của tình trạng già hóa dân số. Già hóa dân số không chỉ tạo ra những cơ hội mà đặt ra muôn vàn thách thức cho xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn đọc đừng ngại đặt câu hỏi cho chúng mình để được giải đáp nhé.