Già hóa dân số ở Việt Nam đã, đang và sẽ gây ra những tác động đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những thay đổi về mặt cơ cấu, già hóa dân số cũng đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội. Cụ thể như nào thì hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
Mục lục:
Già hóa dân số là gì và xảy ra khi nào?
Già hóa dân số là dân số có xu hướng già đi. Cụ thể, giá khóa dân số là khi tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, tỉ lệ sinh giảm và dân số trong độ tuổi lao động cũng dần giảm đi.
Hiện nay, già hóa dân số diễn ra ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế phát triển khiến các điều kiện an sinh xã hội được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tỉ lệ người cao tuổi theo đó cũng gia tăng. Trong khi đó, giới trẻ ngày càng có xu hướng ngại sinh con, khiến tỉ lệ sinh giảm.
Đối với một số quốc gia, giảm tỉ lệ sinh là chiến lược kìm hãm quá trình bùng nổ dân số. Xong, già hóa dân số lại là một vấn đề quan trọng, vừa là lợi thế, vừa là thách thức đối với xã hội.
Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam
Vậy tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn biến như thế nào?
Theo thống kê, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi tăng cao trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 2009-2019, người cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Như vậy, dân số cao tuổi chiếm 40% của tổng số dân tăng lên hàng năm. Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăng trung bình 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng
tới 4,35%/năm.
Theo dự báo, tới năm 2029, số lượng người cao tuổi ở nước ta 17,28 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân số) vào năm 2029; vào năm 2038 con số này là 22,29 triệu người (chiếm 20,21% tổng dân số). Năm 2049, cả nước 28,61 triệu người cao tuổi (chiếm 24,88% tổng dân số). Và đến năm 2069, nước ta có thể có 31.69 triệu người cao tuổi (chiếm 27.11% dân số).
Những dự báo này cho thấy già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh và có dấu hiệu gia tăng trong gần 50 năm tới đây. Tốc độ già hóa dân số như vậy vừa là cơ hội vừa đặt ra nhiều thách thức cho Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội.
>> Xem thêm:
Nguyên nhân gây già hóa dân số
Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng già hóa dân số là gì? Già hóa dân số xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Chênh lệch tỉ lệ sinh tử.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng già hóa dân số là cho chênh lệch tỉ lệ sinh và tử. Trong khi kinh tế phát triển, điều kiện sống thay đổi khiến tuổi thọ của người dân tăng cao thì tỉ lệ sinh sản lại giảm đi. Một là do năng lực sinh sản suy giảm, hai là do giới trẻ hiện nay có xu hướng trì hoãn sinh con để tập trung phát triển kinh tế. Tình trạng này tưởng chừng như chỉ phổ biến ở các nước phát triển lại có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển. Theo dự đoán, già hóa dân số ở các nước đang phát triển sẽ còn phát triển với tốc độ chóng mặt hơn so với các nước phát triển trên thế giới.
Hơn thế nữa, tỉ lệ người không kết hôn gia tăng cũng khiến tỉ lệ sinh bị tác động đáng kể. Nếu có kết hôn, rất nhiều trường hợp kết hôn muộn và lựa chọn sống an nhiên khiến dân số cũng bị ảnh hưởng.
Quan niệm của con người về sinh sản đã thay đổi
Nếu như trước kia, người Việt quan niệm rằng kết hôn và sinh con, thậm chí là sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà là việc quan trọng, thậm chí là trách nhiệm của người trưởng thành thì hiện nay, quan niệm này đã thay đổi.
Con người trong xã hội hiện đại suy nghĩ thoáng hơn, họ tập trung phát triển kinh tế, tận hưởng cuộc sống. Quan niệm của người xưa về sinh con đẻ cái bị cho là đã không còn phù hợp.
Đặc biệt, sự thay đổi về địa vị xã hội cũng có tác động đến vấn đề này. Khi phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và phát triển bản thân, việc sinh con đối với họ không còn là nhiệm vụ hàng đầu.
Áp lực kinh tế xã hội
Một trong những nguyên nhân khiến già hóa dân số ở Việt Nam phát triển là do áp lực kinh tế xã hội. Việc nuôi dạy con cái hiện nay đòi hỏi điều kiện tài chính vững vàng.
Chính vì vậy, khi chưa có đủ năng lực để lo cho con cái một môi trường học tâp, phát triển thực sự tốt thì nhiều gia đình chưa sẵn sàng sinh con. Thay vào đó, họ tập trung phát triển kinh tế, tích lũy tiền đợi đến thời điểm thích hợp để sinh. Khi đó, họ chỉ sinh 1-2 con.
Thực tế, gánh nặng kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ sinh hiện nay của người Việt.
Nhân thức của con người đã thay đổi
Nhận thức của con người về xã hội và các vấn đề sức khỏe thay đổi khiến họ cẩn trọng hơn trong việc sinh con.
Hiện nay, mọi người tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe cá nhân để gia tăng tuổi thọ. Điều này khiến tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng cao. Trong khi tỉ lệ sinh chưa đủ để cân bằng thì tình trạng dân số già là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
Chính sách về dân số
Ở Châu Âu hay các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, nhiều chính sách hỗ trợ lớn đã được thực hiện nhằm khuyến khích sinh đẻ và cải thiện tình trạng già hóa dân số đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Những chính sách này đã giải quyết phần nào vấn đề này.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện những chính sách như vậy. Trong khi áp lực kinh tế vẫn tồn tại, như một quy luật tự nhiên, Nhà nước phải có biện pháp để giúp người dân giải quyết vấn đề này, để già hóa dân số không diễn biến quá nhanh.
Thách thức và cơ hội đặt ra
Già hóa dân số ở Việt Nam vừa là cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn.
Trên thực tế, già hóa dân số ở nước ta đi kèm với một số vấn đề cần giải quyết như cơ sở hạ tầng, việc làm, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội,…. Điều này đặt ra những thách thức đối với xã hội ngay cả trong ngắn hạn và dài hạn.
già hóa dân số khiến cơ cấu lao động bị thay đổi. Số người trong độ tuổi lao động giảm đi, trong khi người già tăng lên. Lượng người cao tuổi đã nghỉ hưu có nhu cầu tiếp tục làm việc cũng gia tăng. Điều này tạo gánh nặng cho thị trường lao động, yêu cầu nền kinh tế phải tạo ra việc làm một cách phù hợp, đồng thời cũng phải tạo ra nguồn lao động chất lượng cao để đáp ứng tình hình thực tế.
Ngoài ra, già hóa dân số đặt ra một số vấn đề trong dài hạn cần giải quyết như:
- Suy giảm năng suất lao động..
- Người già không có thu nhập hoặc thu nhập thấp gia tăng, dẫn đến tăng người nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già tăng cao, gây sức ép cho hệ thống y tế.
- Đảm bảo hệ thống an sinh xã hội, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người cao tuổi
Các biện pháp để đối mặt với già hóa dân số
Đứng trước tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra nhanh, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài để đối mặt và giải quyết vấn đề này.
- Thứ nhất, cần xác định người cao tuổi cũng có có vai trò, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đây chính là chỗ dựa cho các thế hệ trẻ. Hiện nay, nhiều người có quan điểm nhìn nhận nhóm người già là nhóm người hưởng trợ cấp, là gánh nặng của xã hội. Đây là quan điểm sai lầm cần bị phê phán.
- Thứ hai, già hóa dân số phải được coi là vấn đề quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Mọi sự phát triển đều lấy con người làm trung tâm. Do đó, dân số già là vấn đề cần được tập trung giải quyết bằng mọi nỗ lực.
- Thứ ba, già hóa dân số là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của tháp dân số. Đây là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào. Chính vì vậy, cần đưa ra những chính sách phù hợp, tận dụng những cơ hội và giải quyết thách thức do vấn đề đem lại. Tất cả hướng đến mục tiêu chung sống hài hòa và phát triển bền vững.
- Thứ tư, nền kinh tế cần nỗ lực tạo ra việc làm nhằm đem lại thu nhập cho người cao tuổi trong khả năng của họ.
- Thứ năm, chuẩn bị tinh thần đối mặt với dân số già. Củng cố và cải thiện hệ thống y tế, các cơ sở dưỡng lão, chính sách an sinh xã hội cho người già.
Như vậy, già hóa dân số ở Việt Nam diễn biến khá nhanh. Tuy nhiên, các cơ quan tổ chức và chính quyền vẫn đang nỗ lực để có thể thích ứng linh hoạt với điều kiện này.