Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng cao. Nguyên nhân do đâu?

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Ly hôn là việc vợ chồng chấm dứt mối quan hệ sau một thời gian chung sống do cảm thấy không còn phù hợp. Trong những năm gần đây, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam có xu hướng tăng. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này và giải pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng nhìn nhận qua bài viết dưới đây.

Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam

Ly hôn không phải khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại. Thoát ra khỏi những quan niệm của xã hội cũ, các cặp vợ chồng ngày nay sẵn sàng ly hôn khi cảm thấy cuộc sống không còn hòa thuận, thoải mái và không tìm được tiếng nói chung.

Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo kết quả của một cuộc khảo sát, số vụ ly hôn một năm ở nước ta lên tới 60.000 vụ. Như vậy, trung bình cứ 1000 dân sẽ có 1 vụ ly hôn. Đáng lo ngại hơn nữa là cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì có 1 đôi ly hôn sau đó. 25% là một tỉ lệ khá cao so với con số trung bình.

Một khi đã xác định đi đến hôn nhân, các cặp đôi đa số đều đã trải qua quá trình tìm kiểu kỹ càng và sẵn sàng chung sống với nhau. Tuy nhiên, hôn nhân và tình yêu là hai vấn đề khác nhau. Cuộc sống hôn nhân nhiều áp lực và mâu thuẫn đôi khi khiến các cặp đôi phải ra tòa và chia tay nhau. Có thể thấy, ly hôn chính là đánh dấu cho sự chấm dứt hoàn toàn, khi mối quan hệ của hai người không thể tìm được một hướng giải quyết phù hợp hơn.

Những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn

Có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam gia tăng. Các chuyên gia tâm lý nhận định rằng, các nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc ly hôn thường là ngoại tình, bạo lực gia đình và bất đồng quan điểm trong các mối quan hệ gia đình (quan hệ vợ chồng hay quan hệ mẹ chồng – nàng dâu).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn

Ngoại tình là việc xảy ra khá phổ biến trong hôn nhân. Mặc dù biết trước rằng ngoại tình sẽ dẫn đến gia đình tan nan, cuộc sống hôn nhân đổ vỡ nhưng đôi khi người ta không tránh được những cám dỗ.

Tiếp đến là bạo lực gia đình. Người chịu bạo hành gia đình đa số là phụ nữ và trẻ em. Ngày trước, khi bị bạo hành, phụ nữ thường có xu hướng nhẫn nhịn cho qua vì để vun vén hạnh phúc gia đình, hoặc là sợ những lời dèm pha của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, dù xưa hay nay thì sức chịu đựng của con người đều có giới hạn. Khi việc bạo hành gia đình đã không thể nhẫn nhịn được nữa thì hậu quả tất yếu sẽ là ly hôn. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay khi mà phụ nữ có cái tôi cao hơn thì ly hôn vì bạo hành gia đình ngày càng phổ biến.

Ngoài ra, các cặp đôi kết hôn sớm thường có xu hướng ly hôn nhiều hơn là những cặp đôi kết hôn khi đã trưởng thành. Việc kết hôn khi còn quá trẻ, đôi khi bạn chưa biết được mình thực sự cần gì, chưa đủ kinh nghiệm, sự chín chắc và chưa có đủ tiềm lực cho cuộc sống hôn nhân khiến việc ly hôn dễ dàng xảy ra khi có bất hòa.

Một nguyên nhân cũng rất phổ biến dẫn đến ly hôn hiện nay là vấn đề tài chính. Khi đồng tiền có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là khi có gia đình thì nhu cầu tài chính lại càng cao hơn nữa. Những khó khăn về tài chính thường dẫn đến mâu thuẫn. Nếu hai bên không đủ lí trí để giải quyết vấn đề thì sẽ rất dễ ly hôn.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ở mức cao trong những năm gần đây. Trong phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu ly hôn ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống sau này của con người.

Ly hôn có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống sau này

Ly hôn ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ, từ cha mẹ đến con cái. Theo nghiên cứu thì nữ giới thường chịu nhiều hậu quả tâm lý hơn vì ít có xu hướng tìm cuộc sống mới hơn nam giới. Việc ly hôn cũng tạo nên khó khăn về mặt tài chính, đặc biệt là khi có con chung.

Ngoài ra, ly hôn để lại ảnh hưởng tâm lý lớn cho con cái khi cuộc sống sau này sẽ không còn đủ cả bố và mẹ. Con trẻ sẽ bị thiếu thốn tình cảm và đôi khi sẽ buồn, khép kín và tự ti hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Sau khi ly hôn, không phải ai cũng sẵn sàng tìm cuộc sống mới, gia đình mới. Nhiều người quá thất vọng và buồn khi tình yêu trong quá khứ không đem đến kết quả viên mãn, từ đó mất niềm tin vào tình yêu.

Gia đình chia cắt, cuộc sống không trọn vẹn, ly hôn là điều mà chúng ta không ai mong muốn sẽ xảy ra.

Con cái chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi cha mẹ ly hôn
Con cái chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau khi cha mẹ ly hôn

>> Xem thêm:

Biện pháp giảm tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam

Ly hôn chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan, để giảm tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam, những giải pháp sau nên được xem trọng:

  • Thứ nhất, cân nhắc thật kỹ trước khi kết hôn. Nên kết hôn khi cả hai người đã có quãng thời gian đủ dài để tìm hiểu nhau, để hiểu nhau và đã chuẩn bị tinh thần về mặt tình cảm và tài chính.
  • Vợ chồng cần chia sẻ với nhau những vấn đề và gánh nặng trong cuộc sống thường ngày. Bình tĩnh giải quyết thấu đáo mọi xung đột, bất hòa để không đẩy căng thẳng lên đỉnh điểm.
  • Quan tâm và yêu thương chính là cái gốc cho một cuộc hôn nhân viên mãn.

Mặc dù tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam vẫn cao, nhưng mọi vấn đề đều có thể xoa dịu được. Mong rằng các cặp vợ chồng đủ bình tĩnh, thông minh, chắc chắn để có thể giữ lửa cho cuộc hôn nhân của mình.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi