Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn phải cố gắng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong thời đại mới.
Mục lục:
Chất lượng cuộc sống là gì?
Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ dùng để đo lường những yếu tố như mức độ hạnh phúc, điều kiện thỏa mãn về tài chính. Trong thời đại kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt.
Cụ thể hơn, các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống bao gồm tài chính, công việc, sức khỏe, gia đình và an ninh an toàn. Như vậy, nhiều người vẫn lầm tưởng tài chính là yếu tố quyết định duy nhất đến chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống là sự dung hòa giữa nhiều yếu tố.
Những dấu hiệu tích cực
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Những nỗ lực này đã đem lại kết quả thiết thực trên một số lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó phải kể đến một số thành tựu tiêu biểu sau đây.
Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 73.7 tuổi vào năm 2020. Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tuổi thọ trung bình cao trên thế giới. Đi đôi với đó là hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng được cải thiện và nâng cao.
Thứ hai, tỉ lệ dân số được sử dụng nước sạch gia tăng. Theo thống kê thì đến 90% dân số thành thị có nước sạch để sử dụng. Trong khi con số này là 90.2% ở nông thôn.
Hơn thế nữa, vấn đề môi trường, xử lý rác thải cũng được cải thiện rõ rệt. Nhiều cơ sở thu gom và xử lý rác thải được đưa vào hoạt động để phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Cùng với các nỗ lực để cải thiện cuộc sống, an ninh an toàn của người dân luôn được đảm bảo. Nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn và hạnh phúc nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cũng có những tiến bộ rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng, công ăn việc làm được tạo ra nhờ nỗ lực thu hút vốn đầu tư và mở rộng quy mô nền kinh tế. Tài chính ổn định giúp cuộc sống người dân được cải thiện về cả vật chất và tinh thần.
Cùng với những dấu hiệu tích cực kể trên, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn có sự khác biệt giữa các vùng miền và gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình nâng cao. Chẳng hạn như ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo hay vùng thường xuyên phải chịu hậu quả của thiên tai, việc nâng cao chất lượng cuộc sống còn tồn tại nhiều bất cập.
Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống
Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, các biện pháp phải được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Có 3 giải pháp chính sau đây:
Xác định mục tiêu rõ ràng
Đầu tiên phải xác định được mục tiêu rõ ràng và lấy con người làm trung tâm. Cả hệ thống chính trị cần đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu thì mọi biện pháp thực hiện mới có hiệu quả. Khi đó, chất lược cuộc sống của nhân dân mới được cải thiện, nâng cao, người dân mới nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình nhất.
Như vậy, khi xác định được mục đích đúng đắn, cả hệ thống chính trị sẽ dồn toàn lực để thực hiện mục tiêu đó. Muốn vậy thì chính sách phải rõ ràng, thiết thực, cán bộ phải có năng lực chuyên môn, có tâm, có tầm.
Đồng thời, luôn luôn tăng cường các cuộc rà soát xem trong đời sống người dân còn tồn tại những vấn đề gì, những khúc mắc gì. Còn điều gì ngăn cản con đường đạt được mục tiêu chung để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp.
Phát triển đồng đều mọi lĩnh vực
Giải pháp thứ hai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam là phải pháp triển đồng đều trên mọi lĩnh vực.
Bởi chất lượng cuộc sống được đo lường dựa trên nhiều yếu tố về cả vật chất và tinh thần, nên không được quá tập trung phát triển một mảng mà bỏ lơ những khía cạnh còn lại. Phát triển kinh tế thôi chưa đủ, phải tập trung phát triển an ninh xã hội, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu xã hội,… Như vậy người dân mới no ấm và hạnh phúc.
Nâng cao chất lượng cuộc sống phải lấy hạnh phúc của nhân dân làm đích đến cuối cùng.
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
Để nâng cao chất lượng cuộc sống, phải quan tâm đến các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường,… Đây là những vấn đề tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Làm thế nào để xây dựng môi trường trong sạch, bền vững; hệ thống giáo dục hiệu quả, thiết thực; y tế hiện đại và tiến bộ,… mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhân loại.
Những vấn đề này được quan tâm thì nhân dân mới yên tâm phát triển kinh tế xã hội.
>> Xem thêm:
Như vậy, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng cuộc sống là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực từ cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và sự chung tay của mỗi cá nhân.