Uống nước lá gì để giảm axit uric là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi tình trạng tăng axit uric một cách mất kiểm soát ngày càng diễn ra phổ biến. Nếu tình trạng này không được điều trị một cách kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh cũng như các phương pháp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.
-
Mục lục:
Tăng axit uric là gì và có triệu chứng nào?
Axit uric là được hình thành khi cơ thể phân hủy lượng purin được nạp vào từ các loại thực phẩm. Nhìn chung, axit uric tăng lên khi lượng purin trong cơ thể tăng lên.
Thông thường, axit uric có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Trong trường hợp có những vấn đề xảy ra ở thận khiến cho việc đào thải này bị chậm, hoặc do một số bệnh lý làm tăng chuyển hóa purin quá mức dẫn đến axit uric trong máu sẽ tích tụ dần và tăng cao hơn so với mức bình thường. Đây gọi là tình trạng tăng axit uric trong máu.
Khi nồng độ axit uric tăng cao, một số người sẽ có các triệu chứng rõ rệt như đau khớp một cách dữ dội, đau cứng khớp, viêm sưng đỏ vùng khớp đặc biệt ở những vùng như ngón chân cái và các khớp ngón tay, ngón chân, da có thể đỏ và bong tróc,… Tuy nhiên, thực tế cũng ghi nhận các trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nếu nồng độ axit uric tăng cao mà không kịp thời điều trị có thể dẫn đến các bệnh đau khớp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh gout mạn tính.
-
Uống nước lá gì để giảm axit uric máu?
Để cải thiện tình trạng tăng axit uric một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các phương pháp đã được dân gian sử dụng lâu đời và được nhiều người đánh giá là có công hiệu một cách đáng kể ở dưới đây:
2.1. Uống nước lá tía tô để giữ axit uric trong máu ổn định
Lá tía tô từ lâu đã được xem là một loại thảo dược dùng để chữa bệnh rất tốt. Trong Đông Y, lá tía tô nổi tiếng trong việc chữa các bệnh loại bệnh như thương hàn, viêm họng, cảm mạo. Ngày nay, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu được trong lá tía tô có chứa các chất làm giảm sự hình thành axit uric trong máu (xanthine oxidase), từ đó giúp cân bằng lại nồng độ axit uric của cơ thể.
Để làm giảm axit uric, bạn có thể sắc nước lá tía tô để uống. Cách thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có một lượng lá tía tô tươi vừa đủ. Trước khi đem đi nấu, bạn hãy rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, bạn dùng dao cắt nhỏ lá tía tô và cho vào trong ấm sắc với một lượng nước vừa đủ, sắc trong phòng 10 phút.
Bạn có thể uống đều mỗi ngày, và chỉ trong vòng từ 2-4 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện một cách rõ rệt. Ngoài ra, nếu như bạn có các triệu chứng đau khớp, bạn có thể đắp lá tía tô để giảm tình trạng sưng viêm.
2.2. Mách bạn cách uống nước lá trầu không và dừa xiêm để hạ axit uric
Lá trầu không kết hợp với nước dừa là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi, là giải pháp tuyệt vời cho câu uống nước lá gì để giảm axit uric. Nước dừa có công dụng rất tốt trong việc giải độc, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện chức năng của thận, làm tăng đào thải axit uric. Bên cạnh đó, lá trầu không cũng giúp chống viêm khớp, giảm đau thần kinh, hỗ trợ cân bằng việc chuyển hóa axit uric, giúp cơ thể hạn chế tình trạng lắng đọng và tích tụ chất này gây ra bệnh gout.
Để kết hợp hai loại này, trước tiên bạn cần có một trái dừa đã cắt bỏ phần nắp, sau đó thái sợi lá trầu không đã rửa sạch và cho vào bên trong quả dừa. Cuối cùng, bạn đậy nắp quả dừa lại và để yên trong 30 phút.
Sau 30 phút, bạn hãy bỏ lá trầu không đi và uống hết phần nước nhé. Phương pháp này bạn có thể thực hiện vào mỗi buổi sáng để thấy hiệu quả tốt nhất sau 7 ngày.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, sau khi ủ lá trầu không trong quả dừa 30 phút, bạn nên uống liền, tốt nhất là uống trong lúc đói và chờ khoảng 30 phút sau khi uống xong mới được ăn nhé.
Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi bị gout nên uống lá gì vì chúng cũng là một bài thuốc hỗ trợ trị gout rất hiệu quả.
2.3. Giảm axit uric máu với nước lá sen
Lá sen là một loại dược liệu rất thông dụng ở Trung Quốc và Việt Nam, là một câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi uống nước lá gì để giảm axit uric. Lá sen khi ăn vào có tác dụng chống tăng huyết áp, giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm phù nề, ức chế sự hình thành và tăng cao axit uric. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng đau xương khớp và sưng đỏ.
Cách nấu nước lá sen rất đơn giản, trước khi nấu bạn nhớ rửa sạch lá sen bằng nước muối. Sau đó, bạn hãy cắt nhỏ lá sen cho vào nước nóng từ 10-15 phút là bạn có thể thưởng thức rồi nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà lá sen để thay thế, nếu uống trà thì bạn nên uống cách giờ đi ngủ từ 2-3 tiếng nhé.
2.4. Dùng nước lá vối để giảm axit uric hiệu quả
Trong dân gian từ xưa đến nay dùng lá vối để chữa trị nhiều bệnh, trong đó bao gồm các bệnh như bệnh cúm, các bệnh đường tiêu hóa, tình trạng viêm loét, lở loét, mụn nhọt,… Bên cạnh đó, lá vối giúp giảm nguy cơ diễn ra tình trạng tăng axit uric và xuất hiện bệnh gout.
Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa nhiều chất flavonoid giúp giảm các triệu chứng sưng viêm ở các khớp. Lá vối còn chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên và bổ sung các vitamin tốt cho sức khỏe.
Cách nấu nước lá vối như sau: Rửa sạch lá vối, cắt nhỏ lá vối và sau đó cho vào ấm nước và đun lên đến khi sôi. Bạn để nguội vài phút rồi hãy thưởng thức nhé.
2.5. Cải thiện tình trạng tăng axit uric với nước lá lốt
Với thắc mắc uống nước lá gì để giảm axit uric, lá lốt là một loại một bài thuốc quan trọng trong Đông Y không thể không nhắc tới. Chúng được dùng để trị đầy hơi, khó tiêu, mụn nhọt, nôn và đặc biệt rất hữu hiệu đối với các bệnh xương khớp. Lá lốt không những giúp giảm axit uric thừa trong máu mà hai chất flavonoid và alcaloid có trong lá lốt còn làm giảm mạnh tình trạng đau, sưng, viêm ở các khớp.
Cách làm tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhất đó là bạn chuẩn bị sẵn 15-30 gram lá lốt tươi đã rửa sạch, sau đó hãm trong nước nôi khoảng 5 phút, để nguội và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ăn 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
-
Cần lưu ý gì khi uống nước lá để giảm axit uric
Các phương pháp dùng nước uống từ các loại lá thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm axit uric, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và phát triển bệnh gout. Người đang mắc bệnh gout có thể dùng các phương pháp này để nâng cao hiệu quả điều trị, nhưng đây không phải là thuốc, không thể thay thế các loại thuốc trị gout mà bác sĩ đã kê đơn cho bạn.
Bạn cần phải kiên trì uống đều đặn trong một thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả của nó.
Công dụng của các loại thảo dược thường rất lâu mới có thể thấy được, vì thế bạn không nên nóng vội mà uống quá nhiều trong ngày. Điều này có thể gây phản tác dụng và gây hại cho cơ thể.
Nếu như thấy chán ngán với các cách uống nước như trên, bạn có thể tham khảo cách pha trà, phối hợp nấu cùng các loại lá khác hoặc kết hợp cùng các món ăn thường ngày.
Nếu bạn đang gặp tình trạng axit uric tăng cao, việc chỉ sử dụng các bài thuốc Nam này là chưa đủ. Bạn cần điều chỉnh là chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt và siêng năng tập thể dục mỗi ngày.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác, nên hỏi bác sĩ của bạn hoặc tìm hiểu kỹ trước khi dùng các phương pháp trên để tránh các tình trạng tương kỵ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn có các câu hỏi như bị gout nên uống lá gì thì bạn có thể tham khảo dùng các cách đã nêu trên vì chúng cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện bệnh gout và giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Lời kết
Với câu hỏi uống nước lá gì để giảm axit uric, bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp chi tiết những cách làm đơn giản và dễ dàng nhất để bạn có thể thực hiện mỗi ngày. Hơn thế nữa, bạn hãy nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó đừng để có các triệu chứng mới bắt đầu đi chữa, hãy chú ý ăn uống cũng như tập thể dục hằng ngày để có một sức khỏe cơ thể và tinh thần tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết đến cho bạn.