Sâu răng nhẹ: Các mức độ và cách điều trị

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất trong các bệnh lý nha khoa hiện nay. Những nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng là do thói quen chăm sóc răng miệng không thường xuyên khiến những vụn thức ăn tích tụ lâu ngày thành các mảng bám giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Hiện tại, các chuyên gia trong lĩnh vực răng miệng đã phân ra 3 mức độ sâu răng. Bao gồm sâu răng mức 1, sâu răng mức 2 và sâu răng ức 3. Bài viết dưới đây chủ yếu phân tích về vấn đề sâu răng nhẹ và những các xử lý vấn đề cho bạn.

1.Các mức độ của sâu răng

Như đã nói ở phần mở đầu, sâu răng gồm 3 mức độ là sâu răng độ 1, sâu răng độ 2, sâu răng độ 3. Những triệu trứng mỗi giai đoạn là khác nhau và nghiêm trong theo từng mức độ và có những cách điều trị khác nhau.

1.1 Sâu răng mức độ 1 (Sâu răng nhẹ)

Sâu răng mức 1 còn được gọi là sâu răng nhẹ. Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở sâu răng mức độ này chính là những vệt trắng đục hoặc có lốm đốm màu đen trên bề mặt răng. Đây là giai đoạn bệnh nhân thường chủ quan bởi nó chưa gây đau nhức hay khó chịu gì.

1.2 Sâu răng mức độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tủy)

Sâu răng ở giai đoạn này là khi vi khuẩn đã bắt đầu tấn công vào cấu trúc tủy răng và phá hủy men răng, tác động đến dây thần kinh ở răng tạo cảm giác đau buốt khó chịu. Ở giai đoạn này bệnh nhân đã gặp nhiều vấn đề bởi những cơn đau do sâu răng gây ra ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt.

1.3 Sâu răng mức độ 3 (Sâu răng đã vào tủy)

Đây là mức độ cảnh báo là nguy hiểm nhất, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Liên tục chịu những cơn đau nhức dữ dội đặc biệt là lúc về đêm thì có nghĩa là răng đã sâu đến phần tủy sống. Vi khuẩn tấn công ăn sâu vào đáy chân răng hình thành những ổ viêm nhiễm lớn có màu đen. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến viêm tủy răng, tăng nguy cơ áp xe ở răng, sâu răng hàm nặng, nhiễm trùng máu thậm chí là mất răng.

Các mức độ sâu răng
Các mức độ sâu răng

2. Một số cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà

Đặc biệt lưu ý đây chỉ là những phương thức điều trị sâu răng nhẹ, khi bạn đã gặp cảm giác đau buốt, nhức nhối thường xuyên thì nên đến nha khoa để kiểm tra và có giải pháp kịp thời.

Một số phương pháp điều trị sâu răng tại nhà
Một số phương pháp điều trị sâu răng tại nhà

2.1 Sử dụng nước muối

Nước muối giúp phòng ngừa và giảm nhẹ những cơn đau nhức răng nhẹ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi vệ sinh răng miệng bằng nước muối, nước muối tràn qua các kẽ răng giúp giảm mạnh lượng vi khuẩn gây những cơn đau ê buốt ở răng, làm sạch răng loại bỏ những vụn, mảnh thức ăn thừa còn bám ở răng. Nước muối được đánh giá là có thể giảm những cơn đau răng như:

  • Giảm sưng, viêm
  • Tăng cao khả năng chữa lành vết thương
  • Giảm sưng amidan nguyên nhân gây đau họng

Cách thực hiện phương pháp này: sử dụng nước ấm pha loãng với muối nồng độ cao sử dụng thường xuyên 4-5 lần/ ngày. Phương pháp này không chỉ giúp giảm tình trạng sâu răng mà còn có thể áp dụng thường xuyên mỗi ngày để mang lại lợi ích như : giảm hôi miệng, đau họng, giảm vàng răng…

2.2 Sử dụng rượu

Mặc dù phương pháp này nghe có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên đây là một phương pháp đã được khoa học chứng minh là có tác dụng giảm sâu răng. Rượu chứa cồn có tính sát khuẩn, khi bạn phát hiện răng có tình trạng sâu hoặc bị đau nhức có thể ngậm rượu để giảm đau, sưng, viêm nhiễm và giảm hôi miệng. Tuy đây là phương pháp có thể giúp giảm tình trạng sâu răng nhưng bệnh nhân không nên lạm dụng phương pháp này, chỉ nên ngậm tránh uống vì sử dụng nhiều có thể gây nghiện và gây tác dụng xấu cho cơ thể. 

2.3 Phương pháp chườm lạnh hoặc chườm đá

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau cấp tốc khi bạn đột nhiên xuất hiện cơn đau răng, là phương pháp an toàn, dễ thực hiện. Làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, làm giảm thậm chí mất đi cảm giác đau nhanh chóng. Nên áp dụng phương pháp này cho các trường hợp đau răng không. 

Đặc biệt lưu ý: Không trực tiếp chườm đá lên vùng răng bị đau nhức vì sẽ gây cảm giác  khó chịu và giảm hiệu quả.

2.4 Sử dụng gừng, tỏi trị đau răng sâu

Tỏi hoặc gừng được cho là chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn cao. Được chứng minh có công hiệu giảm đau tốt khi chịu những cơn đau của sâu răng. Do đó, khi bạn có những cơn đau buốt do sâu răng nhẹ gây ra có thể giã nát gừng và tỏi, thêm một chút muối hột và đắp lên vùng bị sâu răng, cơn đau răng của bạn sẽ được dịu đi. Lưu ý với việc pha loãng tỏi để tránh bị kích ứng hoặc phỏng nướu.

2.5 Sử dụng thuốc giảm đau răng

Là một giải pháp giúp giảm những cơn đau nhức răng tạm thời. Không nên lạm dụng bừa bãi thuốc giảm đau được bán ở các hiệu thuốc lẻ. Nên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) làm giảm cơn đau nhanh chóng và có hiệu quả đối với cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu kỹ độ tuổi sử dụng và các chất có thể gây kích ứng với cơ thể.

2.6 Sử dụng oxy già

Còn được gọi là dung dịch hydro peroxide, Oxy già là nước súc miệng có tính kháng khuẩn mạnh. Súc miệng với oxy già trong lúc đau răng hoặc nhiễm trùng răng giúp đạt hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm.

Lưu ý khi súc miệng bằng oxy già cần phải pha loãng tỉ lệ 1:1 giữa oxy già và nước. Sau đó súc miệng với dụng dịch trong 30 giây và súc miệng lại với nước thường.

2.7 Sử dụng đinh hương

Chứa Eugenol được chứng minh là loại hợp chất gây tê tự nhiên, giúp giảm đau hiệu quả khi bạn bị đau nhức do sâu răng, viêm răng. Có tác dụng khác là chống viêm, giảm nhiễm trùng răng và nướu.

2.8 Sử dụng trà bạc hà

Lá bạc hà có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau răng, điều này đã được chứng minh. Ngoài ra tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống hôi miệng được sử dụng nhiều trong nha khoa.

2.9 Sử dụng cỏ xạ hương và gel lô hội

Cỏ xạ hương chứa thymol có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn còn gel lô hội có tác dụng làm sạch, làm dịu khu vực nướu khi bị sưng. Hai loại thực vật này nếu có thể kết hợp sử dụng sẽ đem lại nhiều hiệu quả khi tự chữa sâu răng nhẹ tại nhà.

3. Điều trị sâu răng nhẹ tại nha khoa

Hiện nay, ở các nha khoa đang sử dụng phổ biến phương pháp hàn trám vết sâu và tái khoáng răng. Bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho bạn tùy từng trường hợp dựa trên mức độ sâu răng của bạn lúc đó.

  • Phương pháp tái khoáng để trị bênh: sử dụng cho những trường hợp sâu răng nhẹ khi bề mặt của răng xuất hiện những đốm trắng khi mà chưa xuất hiện các lỗ sâu răng nhỏ màu đen trên răng. Lúc này bác sĩ điều trị cho bạn theo 2 cách đó là sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate và Fluorine hoặc sử dụng Fluor có nồng độ cao.
Tái khoáng răng
Tái khoáng răng
  • Phương pháp trám răng (hàn răng): được đánh giá đạt hiệu quả cao, rủi ro thực hiện thấp khi điều trị sâu răng. Khi thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để đảm bảo khi thực hiện trám bít chỗ sâu răng bằng vật liệu trám răng đặc biệt sẽ không để lại vấn đề phát sinh không mong muốn. Chất liệu trám răng thường là nhựa composite.
Phương pháp trám răng, hàn răng
Phương pháp trám răng, hàn răng
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi