Hiện nay, có nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ do nhiều vấn đề và trong đấy có nhiều mẹ cũng lo lắng, băn khoăn rằng liệu nếu tình trạng mất ngủ này kéo dài thì có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Dưới đây là thông tin sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Mục lục:
Mất ngủ là tình trạng như thế nào?
Mất ngủ là tình trạng khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ vào buổi đêm, ngủ ít, thức giấc sớm và không ngủ lại được. Khi mất ngủ dưới 1 tháng thì gọi là mất ngủ cấp tính còn khi mất ngủ trên 1 tháng gọi là mất ngủ mãn tính. Do đó, cách tốt nhất để trị được tình trạng mất ngủ là cần phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ này.
Vì sao mẹ bầu hay bị mất ngủ
Giai đoạn này mẹ bầu rất hay gặp phải tình rạng mất ngủ, vây triệu chứng và nguyên nhân từ đâu mà có? Ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tim hiểu ngay.
Triệu chứng
Trong thời gian mang thai, mất ngủ là tình trạng phổ biến và đang là nỗi lo lắng đối với các mẹ bầu. Còn phụ thuộc vào từng giai đoạn mà các thai phụ có thể sẽ gặp triệu chứng mất ngủ dưới nhiều biểu hiện khác nhau. Hay gặp nhất như:
- Mẹ bầu hay nằm trằn trọc, khó vào được giấc ngủ, thường là ban đêm.
- Giấc ngủ của mẹ bầu thường không sâu, ngắn, dễ khiến các mẹ bầu bị thức giấc và rất khó để ngủ lại.
- Ngủ chập chờn, dễ giật mình hoặc sẽ thức dậy sớm.
- Sau khi ngủ dậy thì cảm thấy mệt mỏi, nhức người, khó chịu.
- Mặc dù vào ban đêm khó ngủ nhưng lại dễ buồn ngủ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy mà nhịp sinh hoạt của nhiều mẹ bầu bị đảo lộn.
Với mỗi mẹ bầu thì sẽ có biểu hiện và thời gian ngủ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người. Thường thì tình trạng mất ngủ sẽ xuất hiện vào giai đoạn cuối gần ngày sinh hoặc là thời gian đầu của thai kỳ. Tuy vậy, có một số khi mang thai lại không bị mất ngủ mà thậm chí còn ngủ nhiều hơn hay còn có trường hợp mẹ bầu còn bị mất ngủ trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở các mẹ bầu gây ra tình trạng mất ngủ:
Tâm trạng căng thẳng, lo âu khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện hormone progesterone khiến cho nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi. Vì thế, tâm trạng mẹ bầu dễ trở nên cáu gắt, thần kinh căng thẳng, thường tức giận vô cớ. Những yếu tố này dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Ở những tháng cuối thai kỳ, khi em bé đang phát triển thì dạ dày của người mẹ dễ bị chèn ép nên việc tiêu hóa thức ăn cũng gặp khó khăn. Khi ấy, thức ăn thường bị đẩy ngược lên thực quản.
Bên cạnh đó, ngay cả khi có thai, hệ tiêu hóa của các mẹ bầu cũng đã yếu đi đáng kể vì hay gặp các triệu chứng như táo bón, khó tiêu, đầy hơi. Vùng bụng hay có cảm giác khó chịu, đầy hơi khiến cho mẹ bầu mất ngủ. Kèm theo đó, khi ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, nếu không tiêu hóa kịp thì sẽ bị tồn đọng lại. Khi gặp vấn đề này, mẹ bầu hay gặp tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không sâu.
Gặp các vấn đề về hô hấp
Trong cơ thể mẹ bầu các hormone thay đổi đột ngột làm cho hơi thở của mẹ có phần trở nên chậm và hít thở khó khăn. Cơ hoành bị dạ con chèn ép và xâm lấn càng khiến mẹ bầu khó thở và gặp khó khăn khi hô hấp.
Do đó, để có thể cung cấp đủ oxy cần thiết cho cơ thể, các mẹ bầu phải tăng tần suất thở. Dung tích thở của các mẹ có thể tăng đến 40%, lượng oxy chỉ khoảng 20%. Vậy nên trong quá trình hô hấp, lượng carbon dioxide thở ra nhiều hơn. Điều này làm cho cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Áp lực từ sự phát triển của thai nhi
Thai nhi ngày một lớn trong bụng mẹ khiến cho việc đi lại, ngủ nghỉ của mẹ bầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là tư thế ngủ để an toàn và thoải mái cho cả mẹ và bé. Do đó, đây cũng được xếp vào là 1 trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ. Bác sĩ cũng khuyên các mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái và nên dùng gối chuyên dụng.
Ốm nghén
Ngay những tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu hay gặp hiện tượng ốm nghén. Nếu bị ốm nghén vào ban đêm các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ.
Tình trạng mất ngủ ảnh hưởng như nào đến sức khỏe người mẹ
Tình trạng mất ngủ mà xảy ra thường xuyên ở các mẹ bầu sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Kể cả có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu hay bị mất ngủ thì sức khỏe mẹ bầu sẽ suy giảm thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
Mất ngủ gây ra sự kém tỉnh táo, kiệt sức ở cơ thể mẹ bầu
Mất ngủ khi mang thai sẽ khiến tinh thần kém tỉnh táo, thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.
Mất ngủ gây ra cho não bộ sự thiếu hụt vi chất
Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cho não bộ bị thiếu oxy và dẫn đến các bệnh lý như khó chịu, đau đầu, tăng huyết áp…
Có thể gây khả năng khó sinh
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ, vì thế cho nên để tránh tình trạng sinh mổ mẹ bầu hãy cố gắng ngủ đủ đủ giấc vào ban đêm nhé.
Khiến cho quá trình chuyển dạ kéo dài
Theo như kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, nếu ở trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu thường xuyên mất ngủ thì thời gian chuyển dạ sexkeso dài hơn so với bình thường.
Mất ngủ gây ra sự kém tập trung, dễ nổi nóng
Sự kéo dài tình trạng mất ngủ khiến cho mẹ bầu thường xuyên cáu gắt, khó chịu, dễ mất tập trung thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Da của các mẹ bầu nhanh bị lão hóa hơn bình thường
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà tình trạng mất ngủ thường xuyên còn có tác động xấu tới sắc đẹp của bà bầu. Khi ngủ không đủ giấc làn da của các mẹ bầu đặc biệt là vùng da mặt hay là vùng da thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài dễ bị lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.
Thường xuyên có cảm giác căng thẳng
Những thay đổi về hormone trong cơ thể đã khiến cho tâm sinh lý của bà bầu thay đổi rồi, vậy mà nếu cộng thêm tình trạng mất ngủ thường xuyên thì sẽ gây ra tăng mức độ căng thẳng, stress thậm chí là cả gây ra trầm cảm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và bé.
Khi mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không
Trong thời gian thai kỳ mà mẹ bầu bị mất ngủ thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới cả sức khỏe của thai nhi. Sau đây là một số tác động xấu cho bào thai mà hay gặp:
Bé bị chậm phát triển
Khi mẹ bầu gặp tình trạng mất ngủ đã khiến cho nhịp sinh học trong cơ thể bị phá vỡ. Hormone tăng trưởng trong cơ thể sẽ bị rối loạn từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai trong bụng. Gây nguy hiểm nhất là tình trạng bào thai bị kìm hãm phát triển.
Nếu bà bầu không dung nạp đủ chất dinh dưỡng, cộng thêm với việc mất ngủ thì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Lúc bé sinh ra sẽ nhẹ cân, chậm phát triển hơn so với các bé bình thường.
Bé sinh ra hay quấy, khóc
Các mẹ bầu khi bị mất ngủ triền miên thì điều tất yếu là nhịp sinh học trong cơ thể không chỉ của mẹ mà của con cũng thay đổi bất thường. Bởi vậy, trẻ nhỏ khi sinh ra hay khó chịu nên bé quấy nhiễu, khóc nhiều…
Bên cạnh đó, trẻ hay tức giận, cáu gắt cũng có thể là do trong suốt quá trình thai kỳ người mẹ hay bị mất ngủ. Đây là một trong những hiện tượng cho thấy rõ rằng mẹ bầu mất ngủ là có ảnh hưởng đến thai nhi.
Bé sinh ra dễ bị thiếu máu
Vào thời điểm từ 11 giờ đêm tới khoảng 3 giờ sáng, đây là thời điểm quan trọng để sản sinh máu bên trong cơ thể. Vậy nên nếu thức khuya hoặc không ngủ được thì sẽ cản trở quá trình tạo máu. Từ đó mà cả mẹ bầu lẫn bé con sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Qua đây có thể thấy rằng, mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều, vậy nên khi mang thai các chị em phụ nữ hãy lưu ý vấn đề này để tìm cách khắc phục sớm nhất nhé.
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở các mẹ bầu
Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần đi ngủ trước 23 giờ khuya và hãy dành ra khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo thai kỳ luôn được khỏe mạnh. Sau đây là một số cách khắc phục dễ dàng thực hiện cho các mẹ bầu:
Thả lỏng cơ thể
Trước khi đi ngủ, bà bầu nên giữ cho cơ thể thật thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng. Việc thả lỏng này sẽ giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Cùng với đấy là các mẹ bầu không nên để não bộ làm việc nhiều trước khi ngủ, ví dụ như bà bầu không nên coi ti vi, điện thoại hay sử dụng máy tính trước khi ngủ.
Một số hoạt động giải trí khác mà các mẹ bầu có thể lựa chọn để có một giấc ngủ ngon hơn như là nghe nhạc, đọc truyện, trò chuyện với em bé trước khi ngủ.
Thay đổi tư thế ngủ
Mẹ bầu nên chọn cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất, đảm bảo có thể dễ dàng ngủ sâu giấc. Bạn có thể thay đổi tư thế khác khi khó ngủ để dễ đi vào giấc ngủ nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ tư thế khi ngủ như gối kê bụng, gối ôm cho bà bầu… bạn hãy thử kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng sang một bên để giảm áp lực tử cung lên khung chậu.
Tập luyện thể dục thể thao
Một vài bài tập yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất. Đồng thời còn giúp các mẹ nâng cao thể trạng, sức khỏe và không bị mỏi mệt khi mang thai. Tuy nhiên, hãy lựa chọn bài tập phù hợp cho các mẹ bầu, không được tập luyện quá sức.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và giấc ngủ cho các mẹ bầu. Khi bạn ăn uống đủ chất thì sẽ dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng hơn. Ngược lại, nếu ăn uống thiếu chất, cơ thể sẽ không khỏe mạnh và khiến bạn bị mất ngủ.
Ngoài ra, bạn không nên ăn bữa tối quá no vì đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Từ đó mà bà bầu bị mất ngủ hoặc mắc một số vấn đề ở đường tiêu hóa. Thêm vào đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ nước hàng ngày cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Cụ thể hơn, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như các loại đạu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh… để kích thích não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Các mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến lượng đường trong máu cao, dễ gây khó ngủ. Nếu bị mất ngủ do ợ nóng hãy ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì khô xem sao nhé.
Sử dụng các thảo dược
Trong dân gian có một số các loại thảo dược có tác dụng cải thiện giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, để cẩn thận thì bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để tránh gây hại gì cho thai nhi. Các loại thảo dược như là: hoa thiên lý, trà hoa cúc, trà táo đỏ…
Bài viết trên mong sẽ giải đáp được một số thắc mắc cho các mẹ bầu về vấn đề mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Không chỉ gây ra tác động xấu đến bào thai mà còn gây hại cho cả cơ thể của người mẹ. Vậy nên, người mẹ hãy chủ động tìm cách khắc phục tình trạng này để nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình.