Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Là một vấn đề quan trọng được xã hội rất quan tâm, sinh con là một sứ mệnh thiêng thiêng đóng vai trò trong việc duy trì nòi giống, tiếp nối sự phát triển của nhân loại. Vậy trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tình trạng sinh đẻ cũng như độ tuổi sinh đẻ lý tưởng dành cho phụ nữ và các vấn đề liên quan.
Mục lục:
Hiện trạng sinh đẻ ở Việt Nam hiện nay
Theo điều tra của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, việc sinh đẻ ở nữ giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là vấn đề kinh tế. Những người phụ nữ càng giàu thì mức sinh càng thấp và ngược lại.
Thêm vào đó, gia đình có thành phố có tỉ lệ sinh ít hơn gia đình ở nông thôn hay các khu vực miền núi rất nhiều. Ở thành phố, trình độ phát triển cao hơn và mức độ tiếp cận thông tin cũng cao hơn. Các cặp vợ chồng có xu hướng phát triển sự nghiệp thay vì sinh con, bợi họ nhận thức được ảnh hưởng của việc sinh nhiều con đến tình hình phát triển kinh tế.
Mặc dù đã có sự giảm thiểu đáng kể trong những năm gần đây, mức sinh ở nông thôn vẫn khá cao so với thành thị. Việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn cần đẩy mạnh để tiến tới một tỉ lệ sinh đẻ phù hợp nhất.
Khả năng mang thai của phụ nữ thay đổi như thế nào?
Phụ nữ có thể mang thai và sinh con từ khi dậy thì đến thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, khả năng thụ thai của phụ nữ tốt nhất vào giai đoạn 20-24 tuổi, sau đó giảm dần. Sau 35 tuổi, phụ nữ ngày càng khó mang thai một cách tự nhiên.
Mang thai càng muộn, phụ nữ càng phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe ở cả mẹ lẫn con. Nguy cơ sảy thai, tiểu đường hay cao huyết áp là những bệnh có thể gặp phải. Ngoài ra, sinh con khi đã nhiều tuổi cũng có thể gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cho thai nhi.
Như vậy, phụ nữ có thể mang thai khi chưa mãn kinh, nhưng sẽ chỉ có một khoảng thời gian thuận lợi nhất định cho quá trình mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi.
Độ tuổi sinh đẻ lý tưởng
Vậy độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam bao nhiêu là phù hợp nhất? Trên thực tế, không có một độ tuổi sinh đẻ nào lý tưởng và phù hợp với tất cả mọi người. Chúng ta chỉ có thể chỉ ra rằng độ tuổi nào là phù hợp với số đông nhất.
Mỗi người có quyền lựa chọn thời điểm sinh con tùy thuộc vào sở thích, hoàn cảnh của riêng mình. Có người ở độ tuổi lý tưởng về mặt sinh học nhưng lại chưa sẵn sàng về mặt tình cảm và tài chính để có con. Có người sẵn sàng có con và chăm sóc con cái ngay cả khi họ chưa đạt độ chính trong sự phát triển của cơ thế, hoặc thậm chí là hơi lớn tuổi. Tất cả không phải vấn đề, quan trọng là họ cảm thấy sẵn sàng.
Theo nghiên cứu, phụ nữ có thể sinh con từ vị thành niên đến thời kỳ mãn kinh, Và 20 tuổi chính là cột mốc đánh dấu khoảng thời gian sinh đẻ lý tưởng. Từ 35 tuổi, khả năng sinh sản ở phụ nữ giảm dần. Ảnh hưởng của thời gian đến sức khỏe sinh sản ở nam giới có lẽ ít hơn, nhưng ít nhiều vẫn có ảnh hưởng.
Như vậy, có thể nói rằng từ 20-30 tuổi là độ tuổi phù hợp để sinh để nhất về mặt sinh học, Từ 25 đến 34 tuổi là độ tuổi sinh để phù hợp nhất để đảm bảo bố mẹ có đầy đủ tinh thần, tình cảm, tài chính để nuôi con. Hay nói cách khác, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng nhất là khi bạn có sức khỏe tốt nhất và sẵn sàng cho hành trình đi cùng con.
Một số vấn đề trong sinh đẻ ở Việt Nam
Bên cạnh độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến sinh sản cũng được nhiều người quan tâm. Vậy những vấn đề đó là gì?
Tỉ lệ sinh con tuổi vị thành niên còn cao
Trên thực tế, tỉ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên còn cao ở Việt Nam. Tình trạng này bắt nguồn từ việc quan hệ sớm và không có kế hoạch.
Phụ nữ sau khi dậy thì là cơ thể đã có đủ khả năng mang thai mà sinh con. Tuy nhiên, ở tuổi vị thành niên, xương chậu chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu cho nên việc mang thai ở tuổi này sẽ vất vả hơn và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe sau này.
Hơn nữa, ở tuổi vị thành niên, tâm lý, tình cảm và khả năng tài chính chưa vững chắc khiến chiệc chăm sóc con cái sau sinh gặp nhiều khó khăn. Khi có con sớm, cha mẹ chưa được đăng ký kết hôn, cuộc sống đôi bên chưa được bảo hộ bởi pháp luật cũng gây ra một vài vấn đề trong cuộc sống sau này.
Điều kiện chăm sóc sau sinh chưa tốt
Vấn đề thứ hai ở Việt Nam hiện nay là điều kiện chăm sóc sau sinh ở nhiều vùng chưa được tốt. Đối với thành phố, hay những gia đình có điều kiện tiếp xúc với những thông tin mới, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và trẻ đã được chú trọng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, ở nông thôn, vùng quê nghèo hay miền núi, chăm sóc sức khỏe sau sinh chưa thực sự được quan tâm khiến trẻ sơ sinh không thể đón nhận sự chăm sóc và có điều kiện phát triển từ bé. Điều này cũng bắt nguồn từ kinh tế còn khó khăn ở các vùng miền.
Áp lực kinh tế sau khi sinh con
Cuối cùng, sinh con tạo ra một áp lực vô hình. Đó là áp lực kinh tế cho gia đình. Việc chăm con nhỏ tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay khi mà cha mẹ nào cũng muốn con mình được thừa hưởng những giá trị và sự phát triển tốt nhất.
>> Xem thêm:
Có thể nói, độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan vẫn cần được quan tâm và giải quyết kịp thời để sớm hướng tới mục tiêu dân số và kế hoạch hóa gia đình trong tương lai.