Cảnh báo bệnh mùa hè trong cao điểm mùa nắng nóng

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Nắng nóng bắt đầu gia tăng, nhiệt độ tại nhiều địa phương trong những ngày qua đã lên tới hơn 36-37°C. Các chuyên gia y tế cảnh báo viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu, tay chân miệng, sốt do virus, đau mắt đỏ, tiêu chảy, thủy đậu… là những bệnh truyền nhiễm cấp tính có xu hướng bùng phát và lây lan mạnh trong mùa hè.
Ảnh minh họa



TS Trương Đình Bắc- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết 10 bệnh truyền nhiễm gồm: cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, lỵ trực trùng, thủy đậu, adeno virus, lỵ amip, Rubella, viêm não virus có số ca mắc cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở nước ta, từ xuân sang hè, nhiều bệnh dịch phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè như: thực hiện tiêm chủng đối với những bệnh có vacxin như sởi, thủy đậu, viêm não vi rút..



Ngoài ra, đối với các bệnh không có vacxin cần tăng cường giữ vệ sinh như ăn chín uống chín, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, nhà cửa thông thoáng. Thời tiết mùa hè là nguyên nhân dễ bùng phát các dịch bệnh này. Do tình trạng nắng nóng, thực phẩm dễ ôi thiu, không đảm bảo an toàn thực phẩm, khô hạn, thiếu nước sạch… làm gia tăng mắc bệnh đường tiêu hóa. Hiện bệnh viêm não Nhật Bản và tay chân miệng đang xuất hiện rải rác ở một số địa phương, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh nhiễm virus cấp tính ở thần kinh trung ương, thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.



Khoảng 20-30% bệnh nhân viêm não Nhật Bản bị tử vong; khoảng 30-50% số người sống sót tiếp tục có biểu hiện rối loạn thần kinh, nhận thức hoặc triệu chứng tâm thần. Bệnh viêm não Nhật Bản để lại biến chứng rất nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản-phổi do bội nhiễm vi khuẩn; một số bệnh nhân có di chứng muộn sau một năm hoặc lâu hơn như động kinh, parkinson. Bên cạnh viêm não Nhật Bản, tay chân miệng cũng là bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh vào dịp hè. Bệnh này lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh; thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và thường tăng mạnh vào các tháng hè, kéo dài đến tháng 9, 10. Đa số các trường hợp mắc bệnh này sẽ tự khỏi.



Nhưng nếu bệnh do tác nhân entero virus 71 sẽ khiến một số trẻ có biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Các chuyên gia y tế cảnh báo, cùng với tay – chân – miệng, dịch bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn đang âm thầm bùng phát ở một số tỉnh, thành phía Nam cũng rất đáng lo ngại, bởi đây là một bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có triệu chứng của bệnh, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.



Ở phía Nam với điều kiện khí hậu nóng ẩm, sông suối nhiều, người ta có thói quen tích trữ nước vào mùa khô, vì thế càng phải chú ý vì bệnh có thể lây nhiễm quanh năm, không chỉ mùa hè. Bệnh khởi đầu bằng sốt cao trên 40 độ và kéo dài, kèm theo các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, xuất huyết chấm trên da, nặng thì nôn ra máu. Nếu để xuất huyết nặng rất nguy hiểm tới tính mạng… Các căn bệnh này rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh mùa hè cao là do điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus; nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh; sự tập trung đông người tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch tăng cao đột biến hơn.



Ngoài ra, học sinh, sinh viên từ các thành phố lớn về quê nghỉ hè cũng có thể mang theo mầm bệnh… Bên cạnh các dịch bệnh kể trên, mọi người cũng phải rất cảnh giác đề phòng bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Lo ngại bệnh dại tăng cao do nắng nóng tăng là một trong số những căn bệnh mùa hè. Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin.



Cách đơn giản nhất để phòng bệnh là ăn chín uống sôi, ngâm rửa sạch rau củ và hoa quả. Tránh ăn rau sống, mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, nem chua… Thức ăn đã nấu chín nên bảo quản trong tủ lạnh sau 2 tiếng. Đồ dư thừa cần đun sôi lại trước khi cất đi và không để quá 1-2 ngày. Cần tăng cường sức khỏe và đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả. Cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng cúm, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm phổi do phế cầu, tiêu chảy do virus rota… đủ mũi và đúng lịch để phòng bệnh.



Phụ nữ có ý định mang bầu trong hè này nên tiêm phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, uốn ván… nhằm hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi. Các bệnh mùa hè có thể gây tử vong và tạo thành dịch lớn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, nên chủ động đi thăm khám sức khỏe sớm./.




Huyền Thu


vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi