Chung sống như vợ chồng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan. Và để cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chung sống như vợ chồng là gì và thực trạng, nguyên nhân cũng như hệ quả của vấn đề này.
Mục lục:
Khái niệm “Chung sống như vợ chồng”
Chung sống như vợ chồng là gì? Đây là việc nam nữ chung sống và coi nhau như vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn và mối quan hệ chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Theo quy định của pháp luật nước ta, chỉ khi đi đăng ký kết hôn thì mới chính thức trở thành vợ chồng.
Có nhiều cách để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này. Nếu nhìn ở phương diện cuộc sống thì việc chung sống như vợ chồng là nam nữ về sống với nhau, chia sẻ với nhau nhưng không tổ chức hôn lễ, cũng không đi đăng ký. Trên phương diện thuật ngữ hóa thì việc chung sống như vợ chồng là chỉ nam nữ về chung sống với nhau khi không có sự ràng buộc của pháp luật. Tuy nhiên, hai bên vẫn thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, chung sống như vợ chồng là một hiện tượng xã hội phổ biến, xuất phát từ tinh thần tự nguyện của đôi bên. Cái gốc của việc chung sống như vợ chồng vẫn là tình cảm. Tuy nhiên, khi chưa sẵn sàng cho một sự ràng buộc trên phương diện pháp lý, các bạn trẻ có xu hướng về chung sống để có thể gần gũi, tìm hiểu nhau nhiều hơn rồi mới đi đến quyết định có đăng ký kết hôn hay không.
Với một bước tiến xa hơn, mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng nếu cuộc sống đôi bên thuận lợi, việc chung sống như vợ chồng được gia đình đồng thuận, vun vén thì họ vẫn sinh con và xây dựng tài sản chung như bình thường.
Trong nhiều trường hợp, do không đủ điều kiện đăng ký kết hôn, việc chung sống như vợ chồng diễn ra rất bình thường. Điều này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và không bị pháp luật ngăn cấm.
Thực trạng chung sống như vợ chồng ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, chung sống như vợ chồng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, hiện tượng này còn đang phát triển về cả số lượng và các mức độ khác nhau của mối quan hệ.
Để làm rõ điều này, bạn có thể tham khảo một vài số liệu thống kế sau đây. Từ năm 2010 đến năm 2016, số vụ xin ly hôn khi cả hai chưa được công nhận là vợ chồng là 3245 vụ. Chắc chắn rằng con số thực tế còn cao hơn thế này rất nhiều. Không chỉ ở những đô thị phát triển, việc chung sống như vợ chồng có xu hướng gia tăng mà tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện tượng này lại càng phổ biến và khó kiểm soát.
Nguyên nhân của vấn đề này là do người dân đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu kết hôn theo phong tục tập quán. Đôi khi chỉ cần sự đồng thuận của gia đình mà họ chưa tiếp cận đến với pháp luật.
Mặc dù việc chung sống như vợ chồng dựa trên tinh thần tự nguyện, nhưng còn rất nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến hiện tượng này. Sự can thiệp và bảo hộ của pháp luật là một yếu tố cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như giải quyết những tranh chấp xảy ra sau khi mối quan hệ đổ vỡ.
Tại sao chung sống như vợ chồng ngày càng phổ biến
Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho tình trạng gia tăng tỉ lệ chung sống như vợ chồng.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, tinh thần hội nhập và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là trong thời đại 4.0. Xu thế toàn cầu hóa khiến sự giao thoa và du nhập văn hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên mọi phương diện. Từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho đến đạo đức, lối sống. Cùng với đó chính là làn sóng du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Tư tưởng về hôn nhân và gia đình của giới trẻ vì thế cũng thay đổi hướng tới sự thoải mái và phóng khoáng hơn. Ngoài ra, sự phát triển của internet và các nền tảng mạng xã hội khiến nam nữ dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu nhau hơn. Các mối quan hệ chung sống như vợ chồng vì thế cũng dễ dàng được hình thành.
Thứ hai, chung sống như vợ chồng hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và tư tưởng hôn nhân của hai bên nam nữ. Họ có tình cảm với nhau, muốn tìm hiểu và chung sống với nhau, tuy nhiên cảm thấy chưa thực sự cần thiết phải đăng ký kết hôn. Vậy mà họ quyết định về chung sống như vợ chồng.
Cuối cùng, việc chung sống như vợ chồng đôi khi chịu ảnh hưởng của những thủ tục lạc hậu. Ở những khu vực miền núi, pháp luật cũng chưa được phổ cập hoàn toàn khiến người dân chưa có nhận thức về vai trò quan trọng của việc đăng ký kết hôn. Tình trạng chung sống như vợ chồng vì thế mà vẫn cứ diễn ra và âm ỉ tồn tại trong tiềm thức của người dân.
Hệ quả của việc chung sống như vợ chồng
Bên cạnh khái niệm chung sống như vợ chồng là gì thì bạn có tò mò về hệ quả của hiện tượng này không?
Chung sống như vợ chồng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến một vài khía cạnh của đời sống xã hội. Nếu việc chung sống như vợ chồng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hai bên hòa thuận, hạnh phúc thì sẽ không có vấn đề gì quán lớn. Ở chiều ngược lại, việc chung sống như vợ chồng có thể để lại một vài hậu quả nếu cuộc “sống thử” không như ý:
- Chung sống như vợ chồng có thể để lại nỗi đau về thể xác và tinh thần cho hai bên. Đặc biệt là đối với phụ nữ. Khi chung sống và có con, việc đổ vỡ mối quan hệ cũng sẽ để lại hậu quả tinh thần cho các con rất nhiều.
- Việc chung sống như vợ chồng khiến cho người thứ ba nhầm tưởng họ là vợ chồng hợp pháp trong khi cả hai bên chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không pháp sinh quan hệ đại diện tương đương như vợ, chồng. Như vậy, khi phát sinh vấn đề liên quan đến tài sản, thừa kế sẽ rất khó giải quyết.
- Theo thuần phong mỹ tục Việt Nam, chung sống như vợ chồng chưa thực sự phù hợp. Đặc biệt là chưa có sự thừa nhận, bảo hộ của pháp luật. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân, đặc biệt là con cái khi được sinh ra. Đồng thời, việc chung sống như vợ chồng quá tự do và thoải mái đôi khi vô tình tạo cái nhìn tiêu cực về vấn đề này từ phía cộng đồng xã hội.
Chính vì vậy, bất cứ bạn trẻ nào đang có ý định sẽ bắt đầu một mối quan hệ chung sống như vợ chồng cần hết sức cân nhắc về vấn đề này.
Những quy định của pháp luật về vấn đề này
Vậy pháp luật nước ta quy định gì về vấn đề chung sống như vợ chồng?
Hiện nay, chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn được chia thành 3 hình thức: Chung sống như vợ chồng được pháp luật thừa nhận, chung sống như vợ chồng không được pháp luật thừa nhận và chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng đã thừa nhận trường hợp chung sống như vợ chồng trước 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ vẫn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Như vậy, quyền lợi hợp pháp của các bên sẽ được bảo vệ như trường hợp nam nữ kết hôn hợp pháp. Nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn hay nói cách khác người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Về vấn đề tài sản, “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
>> Xem thêm:
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc chung sống như vợ chồng là gì và một số vấn đề liên quan. Mặc dù dựa trên tinh thần tự nguyện, việc chung sống như vợ chồng vẫn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra trong tương lai.