Bạo hành gia đình là một vấn nạn phổ biến trong xã hội. Mặc dù bị lên án vì để lại hậu quả nghiêm trọng, số liệu thống kê về bạo hành gia đình cho thấy, tình trạng này vẫn diễn ra theo chiều hướng xấu. Vậy nguyên nhân, hậu quả và biện pháp xóa bỏ bạo lực gia đình là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam
Việc thực hiện các khảo sát để cho ra số liệu thống kê về bạo hành gia đình được các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội thực hiện thường xuyên. Theo thống kê thì tại Việt Nam, 100 hộ thì có 30 hộ cho biết trong gia đình họ có xảy ra bạo lực. Đây là một tỉ lệ tương đối cao.
Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hành gia đình được thống kê là 292.268 vụ. Như vậy trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình, chưa kể những vụ việc không được phát hiện và thống kê. Mặc dù con số đã có sự cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, bạo hành gia đình cần được hạn chế ở mức thấp nhất có thể.
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn để lại vết thương về mặt tinh thần sâu sắc đối với người bị bạo hành. Chính vì vậy, bạo hành gia đình dưới bất kỳ hình thức nào cũng cần phải bị lên án và trừng phạt.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Cụ thể như sau:
- Do nhận thức của người dân còn kém, chưa ý thức được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xuất phát từ việc không kiểm soát được lí trí, suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc.
- Bạo lực gia đình xuất phát từ khó khăn, mâu thuẫn về vấn đề kinh tế.
- Bạo lực gia đình bắt nguồn từ các tệ nạn xã hội khiến con người không thể kiềm chế bản thân mình, đôi khi coi bạo lực là một cách để giải tỏa.
- Nhiều gia đình có tư tưởng, quan niệm lạc hậu, cổ hủ. Đàn ông sống gia trưởng, trọng nam khinh nữ. Chính vì vậy mà phụ nữ luôn luôn chịu thiệt thòi và là nạn nhân của bạo hành gia đình.
- Sự nhẫn nhịn, chịu đựng khiến bạo lực gia đình lặp đi lặp lại và ngày càng nặng nề hơn.
- Bạo lực gia đình xảy ra khi kỹ năng xử lý tình huống của mọi người còn kém. Trong khi sự quan tâm của các cán bộ, cơ quan chức năng với người dân chưa được sát sao, chế tài xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình chưa đủ sức răn đe.
Xem thêm gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc đi du lịch Sầm sơn tại https://dulichkhatvongviet.com/gia-dinh-chi-nguyen-thi-ngoc/
Hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả sức khỏe thể xác lẫn tinh thần cho người bị bạo hành. Nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là phụ nữ hoặc con nhỏ. Khi bị bạo hành, họ sẽ phải chịu những sự đau đớn về mặt thể xác. Không những vậy, bạo lực gia đình dù nhẹ hay nặng cũng để lại vết thương tinh thần to lớn. Người bị bạo hành sẽ phải trải qua sự hoảng sợ, thậm chí là trầm cảm, hoang mang sau khi bị bạo hành. Rất nhiều người đã không thể vượt qua được nỗi đau mà bạo lực gia đình gây ra.
Đối với trẻ em, bạo lực gia đình tạo nên một vết đen tăm tối trong tuổi thơ của các em, ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ trải qua bạo lực gia đình đôi khi khiến trẻ sống khép mình hơn, e ngại hơn và không thoải mái phát triển như những đứa trẻ bình thường.
Ngoài ra, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chính khiến hôn nhân đổ vỡ, gia đình chia ly. Nhà có vợ không chồng, có chồng không vợ, con cái lớn lên không có đủ cha và mẹ. Nhiều người vì hành vi bạo hành gia đình của mình mà phải trả cái giá quá đắt, trải qua những năm tháng cải tạo gian khổ trong nhà giam.
Hơn hết, tình trạng bạo lực gia đình là hành động vô đạo đức, tạo nên hình ảnh rất xấu ảnh hưởng đến xã hội loài người. Hậu quả mà bạo lực gia đình để lại là vô cùng to lớn.
>> Xem thêm:
Biện pháp giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà làm thế nào để xóa bỏ bạo lực gia đình chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vấn đề bạo lực gia đình không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai mà chắc chắn cần sự chung tay từ phạm vi gia đình đến phạm vi xã hội.
Đối với gia đình
Để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, mỗi thành viên phải sống dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Các thành viên trong gia đình cần biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.
Khi có dấu hiệu bạo lực gia đình, bạn cần thông báo cho người thân và chính quyền địa phương để khuyên can và ngăn chặn kịp thời. Nạn nhân của bạo lực gia đình không nên nhẫn nhịn.
Đối với xã hội
Xóa bỏ bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội. Trước hết, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân về hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Các hình thức giáo dục cũng cần được thực hiện từ phạm vi gia đình đến ngoài xã hội.
Tiếp theo đó, cần đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong mọi tầng lớp nhân dân. Cần xóa bỏ việc lạm dụng cờ bạc, rượu bia để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Cuối cùng, cần xử phạt nghiêm minh, răn đe các hành vi bạo lực gia đình để làm gương cho mọi người trong xã hội.
Xóa bỏ bạo lực gia đình là một hành trình dài cần sự chung tay của mọi tầng lớp nhân dân. Số liệu thống kê về bạo hành gia đình cho thấy ở Việt Nam tình trạng này đang ở mức báo động. Mong rằng trong tương lai gần, tình trạng này sẽ có những chuyển biến tích cực hơn.