Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng lạc hậu cần bị xóa bỏ

>>> Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản mà hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Tư tưởng trọng nam khinh nữ từ lâu đã tồn tại trong xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói chung. Đây là tư tưởng của người xưa không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Việc quá đề cao quan niệm này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực với con người và đời sống.

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là gì?

Trước hết, chúng ta phải hiểu về tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trọng nam khinh nữ là tư tưởng phân biệt đối xử dựa theo giới tính. Theo đó, nam giới sẽ được coi trọng, tôn trọng, đề cao hơn nữ giới trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Từ lâu, tư tưởng này đã tồn tại. Từ thời phong kiến cho đến ngay cả dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi mà quyền con người và sự công bình được đề cao thì chúng ta vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi quan niệm lạc hậu này.

Trọng nam khinh nữ được biểu hiện như thế nào?

Tư tưởng trọng nam khinh nữ được biểu hiện khá rõ ràng trong cuộc sống:

  • Trong các triều đại phong kiến, ngai vàng chỉ được truyền cho con trai, người nắm những quyền hành lớn, chức vụ cao trong triều đình cũng là nam nhân. Trong khi đó, phụ nữ được coi là tì thiếp, hầu như không có tiếng nói và quyền quyết định trong gia môn.
  • Nhiều gia đình muốn sinh con trai hơn con gái. Phụ nữ sinh con trai vì thế cũng được coi trọng và yêu mến hơn.
  • Việc thừa kế  tài sản trong gia đình cũng là để lại cho con trai là chủ yếu. Con gái thường không có quyền thừa kế hoặc chỉ được những tài sản nhỏ. Điều này một phần cũng bắt nguồn từ quan niệm con gái “xuất giá tòng phu”, đi lấy chồng thì theo nhà chồng.
  • Trong gia đình, nam giới thường có tiếng  nói hơn, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng, thậm chí là mọi vấn đề.
  • Trong xã hội phong kiến, thậm chí chỉ con trai mới được học hành, thi cử, đỗ đạt làm quan. Phụ nữ lại gắn với gia đình, nội trợ, bếp núc và phục vụ gia đình chồng.

Trước khi bình đẳng giới được thúc đẩy, phụ nữ thậm chí không có quyền tham gia bầu cử.

Như vậy, tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa đến nay được biểu hiện rõ nét trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là quan niệm lạc hậu, không phù hợp và cần bị xóa bỏ trong xã hội hiện đại.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ bắt nguồn từ đâu

Vậy tư tưởng trọng nam khinh nữ bắt nguồn từ đâu, nguyên nhân nào?

Nguồn gốc của tư tưởng này bắt nguồn từ việc vai trò của nam giới được đề cao trong xã hội. Từ khi loài người khai phá ra các loại công cụ lao động mới, giúp năng suất lao động cải thiện đáng kể, của cải dư thừa, kinh tế đã bắt đầu chi phối. Đàn ông là những người có sức lực hơn, khỏe mạnh hơn. Họ sẽ tham gia chính vào hoạt động sản xuất, thậm chí là chiến tranh. Đàn ông thể hiện được vai trò và tầm quan trọng từ những giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của nhân loại.

Bởi sự đóng góp nhiều hơn nên nam giới được coi trọng hơn nữ giới. Thực tế, tỉ lệ nam giới đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, những người anh hùng, những nhà khoa  học nổi tiếng đều cao hơn nữ giới rất là nhiều.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tư tưởng trọng nam khinh nữ là do ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo ở phương Đông. Theo tư tưởng Nho giáo, nam nhi là những người anh hùng có chí lớn, khám phá năm châu bốn bể, xưng nghiệp đế vương, làm đẹp cho đời. Tư tưởng Nho giáo từ lâu chi phối rất nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, xã hội Việt Nam từ lâu cũng đã hình thành tư tưởng này và lưu truyền qua nhiều đời.

Trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực gia đình
Trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực gia đình

Tham khảo thông tin về sức khỏe giới tinh hữu ích tại https://suckhoegioitinh.vn

Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trọng nam khinh nữ

Trọng nam khinh nữ là một quan niệm lạc hậu, để lại  nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Mất cân bằng giới tính

Đầu tiên, trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân đến đến tình trạng bất bình đẳng thời khiến các quốc gia đau đầu hiện nay. Bởi vì trọng nam khinh nữ nên các gia đình đều muốn sinh con trai và tìm mọi cách để sinh con trai.

Tỉ lệ mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ vì thế tăng cao. Điều này để lại hậu quả cho lĩnh vực dân số và gia đình.

Sự bất hòa trong các mối quan hệ

Có áp bức, có đấu tranh. Tư tưởng trọng nam khinh nữ luôn tìm cách đề cao tiếng nói của nam giới và kìm hãm vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình.

Tiếng nói của người phụ nữ bị ảnh hưởng

Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Và không có một lí do gì khiến phụ nữ trở thành những người thấp cổ bé họng hơn trong xã hội so với nam giới. Tư tưởng lạc hậu này khiến tiếng nói của nữ giới bị ảnh hưởng. Phụ nữ không được hưởng những quyền lợi vốn có, được phát triển và thừa hưởng thành tựu phát triển của nhân loại như nam giới.

Ảnh hưởng đến tư tưởng của đời sau

Sự thật khẳng định rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Việc quan niệm này còn tồn tại và ăn sâu vào một bộ phận người sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của thế hệ sau, khiến tình trạng này không thể chấm dứt trong tương lai gần.

Những giải pháp thay đổi cần thiết

Giải pháp hữu hiệu nhất để thay đổi tư tưởng này có lẽ chính là giáo dục. Giáo dục cần vào cuộc để mọi tầng lớp nhân dân ý thức được về sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, bất kể giới tính như thế nào.

Mỗi quốc gia phải đứng lên bảo vệ quyền lợi, tiếng nói của người phụ nữ. Những điều luật cụ thể về vấn đề này cần được ban hành và thực thi có hiệu quả.

Về công tác thông tin tuyên truyền, truyền thông cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của phụ nữ, đề cao sự công bằng trong các mối quan hệ xã hội của phụ nữ và nam giới.

Hơn hết, để thay đổi tư tưởng này, phụ nữ phải không ngừng đấu tranh để chứng tỏ và phát triển bản thân, để khẳng định giá trị và tiếng nói của mình trong xã hội.

Quy định của nhà nước về bình đẳng giới

Tư tưởng trọng nam khinh nữ có mối liên hệ chặt chẽ đến vấn đề bình đẳng giới. Ở nước ta, Nhà nước cũng có một số quy định rõ ràng về vấn đề này.

Khi nào phụ nữ có tiếng nói công bằng trong xã hội?
Khi nào phụ nữ có tiếng nói công bằng trong xã hội?

Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”

Điều 26, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.” Và đặc biệt là “Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”

Ngoài ra, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007. Những quy định, điều lệ trong này chính là kim chỉ nam để hướng tới mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

>> Xem thêm:

Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng lạc hậu, cổ hủ, cần phải bài trừ ra khỏi xã hội và đời sống nhân dân.  Ngày nay, với những biện pháp giáo dục thiết thực, quan niệm về vấn đề này đã có sự thay đổi tích cực và bình đẳng giới ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, hướng đến một xã hội công bằng, văn minh.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi